Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) được xem là vùng sẽ phải gánh chịu tác động của biến đổi khí hậu nhiều nhất, những tác động này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế và an ninh lương thực của người dân và toàn xã hội.Trên cơ sở các kịch bản ngập và xâm nhập mặn được xây dựng cho toàn ĐBSCL trong điều kiện hiện trạng năm 2004 và kịch bản nước biển dâng đến năm 2030 và 2050, sử dụng phương pháp GIS nhằm xác định các vùng có nguy cơ dể tổn thương trên các loại hiện trạng ở các kịch bản mặn và ngập khác nhau. Kết quả cho thấy việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin địa lý đã xác định được các vùng dễ bị tổn thương gồm: Các vùng dễ tổn thương do ảnh hưởng của ngập lũ tập trung trên tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang và một phần tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang. Các vùng dễ tổn thương do ảnh hưởng của xâm nhập mặn tập trung vùng ven biển ĐBSCL gồm các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre.Các vùng dễ tổn thương do ảnh hưởng của cả hai yếu tố tác động lũ và xâm nhập mặn tập trung nhiều nhất ở Sóc Trăng, tiếp theo là Cà Mau và Bạc Liêu. Bên cạnh các vùng đất có kiểu sử dụng lúa-tôm, tôm, tôm-rừng, thì vùng đất canh tác lúa 2, 3 vụ có diện tích dể tổn thương nhiều nhất ở các kich bản BĐKH
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên