Tạp chí: Hội thảo khoa học Sinh lý thực vật toàn quốc - Sinh lý thực vật ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao, lần 2 năm 2017, ngày 8-9 tháng 12 năm 2017
Triệu chứng trái mít bị xơ đen vào mùa mưa của mít Chiang rai chưa được biết nguyên nhân. Bằng những quan sát trái non bị xơ đen cho thấy vết đen xuất hiện phía dưới của vỏ trái. Giả thuyết được cho là vi khuẩn xâm nhập vào trái non bằng hai con đường qua nướm nhụy cái lúc nhận phấn và qua khe hở giữa các múi mít khi có nước mưa. Lấy xơ đen của trái cấy vào môi trường cho thấy khuẩn lạc phát triển rất nhanh sau 12 giờ. Nghiệm thức bao trái bằng ly nhựa lúc hoa chưa nhận phấn nhằm ngăn nước mưa thì tỷ lệ trái bị xơ đen là 12%, trái được cung cấp ẩm độ có tỷ lệ xơ đen là 87% và đối chứng là 69%. Tuy nhiên, ly nhựa nhỏ bao quanh trái làm ngăn cản hiện tượng thụ phấn gây ra múi lép. Trong thí nghiệm khác, khi che mưa cho trái bằng miếng nylon tỷ lệ trái bị xơ đen là 13%, đối chứng 66%. Hơn nữa, nghiệm thức che trái bằng miếng nylon trái tròn đều hơn trái được bao bằng ly nhựa.
Lê Văn Bé, Nguyễn Thành Nhân, Trương Hoàng Ninh, 2014. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÂM CANH CÂY CHUỐI TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 1-5
Lê Văn Bé, Lê Minh Quân, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, 2009. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SULPHATE ĐỒNG VÀ GIBBERELLIN ĐẾN SỐ HỘT TRÊN TRÁI BƯỞI NĂM ROI (CITRUS MAXIMA VAR. "NAM ROI"). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 157-162
Lê Văn Bé, Lê Văn Hòa, 2009. SO SÁNH SINH TRƯỞNG, TRỌNG LƯỢNG TRÁI CỦA KHÓM QUEEN TRỒNG BẰNG CHỒI NÁCH VÀ CÂY CẤY MÔ SẠCH BỆNH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 159-167
Lê Văn Bé, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Việt Dũng, Nguyễn Thị Tố Uyên, Võ Thanh Tân, 2007. VI NHÂN GIỐNG CỎ VETIVER (VETIVERIA ZIZANIOIDES L.) VỚI GIÁ THÀNH THẤP. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 222-230
Lê Văn Bé, Lê Bảo Long, Phan Hồ Điệp, Trần Thị Kim Đông, 2007. ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN KALI ĐẾN TRIỆU CHỨNG CHÁY LÁ CÂY CHÔM CHÔM (NEPHELIUM APPACEUM). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 39-48
Lê Văn Bé, Trần Văn Trưa, Trương Quốc Thanh, Nguyễn Đoàn Thăng, Nguyễn Thanh Thiện, 2014. HIỆU QUẢ BÓNG ĐÈN COMPACT ĐẾN SỰ RA HOA NGHỊCH MÙA CÂY THANH LONG (HYLOCEREUS UNDATUS) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 6-13
Lê Văn Bé, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Văn Kha, 2010. NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRÁI BƯỞI NĂM ROI (CITRUS GRANDIS CV. 'NAM ROI') CÓ HỘT. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 8-14
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên