Cây thanh long (Hylocereus undatus) thuộc nhóm cây ngày dài, trong điều kiện tự nhiên cây ra hoa vào mùa thuận từ tháng 5 đến tháng 10. Để kích thích cây ra hoa nghịch mùacần chiếu sáng bổ sung bằng đèn. Nông dân thường sử dụngbóng đèn tròn 60-75W bổ sung 10 giờ/đêm. Việc sử dụng bóng đèn compact 20W ít tiêu hao năng lượng và giảm thời gian chiếu sáng/đêm để kích thích ra hoa, ít tiêu hao năng lượng trong sản xuất thanh long là hết sức cần thiết. Năm thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 8 lần lặp lại, hai nhân tố (loại đèn compact và thời gian chiếu sáng trong 5 tháng của mùa nghịch từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016 tại huyện Châu Thành, Long An. Kết quả thí nghiệm cho thấy tháng 10/2015 và tháng 2/2016 có số nánh ra hoa/trụ tương ứng 36 và 32 nhánh ra hoa/trụ cao hơn các tháng 11, 12/2015 và tháng 1/2016. Các tháng cây thanh long ra hoa ít có thể có liên quan đến nhiều nhiều yếu tố như yếu tố ngoại cảnh (nhiệt đọ, bức xạ, ngày ngắn, độ ẩm không khí), trong đó ẩm độ không khí thấp là yếu tố hạn chế nhiều nhất đến sự hình thành nụ hoa. Loại đèn compact đỏ 3U có hiệu quả kích thích ra hoa hơn loại compact vàng 3U. Khi giảm thời gian chiếu sáng/đêm (8 hoặc 9 thay vì 10 giờ/đêm), số nhánh ra nụ/trụ cũng giảm theo một cách có ý nghĩa thống kê.
Lê Văn Bé, Nguyễn Thành Nhân, Trương Hoàng Ninh, 2014. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÂM CANH CÂY CHUỐI TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 1-5
Lê Văn Bé, Lê Minh Quân, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, 2009. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SULPHATE ĐỒNG VÀ GIBBERELLIN ĐẾN SỐ HỘT TRÊN TRÁI BƯỞI NĂM ROI (CITRUS MAXIMA VAR. "NAM ROI"). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 157-162
Lê Văn Bé, Lê Văn Hòa, 2009. SO SÁNH SINH TRƯỞNG, TRỌNG LƯỢNG TRÁI CỦA KHÓM QUEEN TRỒNG BẰNG CHỒI NÁCH VÀ CÂY CẤY MÔ SẠCH BỆNH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 159-167
Lê Văn Bé, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Việt Dũng, Nguyễn Thị Tố Uyên, Võ Thanh Tân, 2007. VI NHÂN GIỐNG CỎ VETIVER (VETIVERIA ZIZANIOIDES L.) VỚI GIÁ THÀNH THẤP. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 222-230
Lê Văn Bé, Lê Bảo Long, Phan Hồ Điệp, Trần Thị Kim Đông, 2007. ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN KALI ĐẾN TRIỆU CHỨNG CHÁY LÁ CÂY CHÔM CHÔM (NEPHELIUM APPACEUM). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 39-48
Lê Văn Bé, Trần Văn Trưa, Trương Quốc Thanh, Nguyễn Đoàn Thăng, Nguyễn Thanh Thiện, 2014. HIỆU QUẢ BÓNG ĐÈN COMPACT ĐẾN SỰ RA HOA NGHỊCH MÙA CÂY THANH LONG (HYLOCEREUS UNDATUS) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 6-13
Lê Văn Bé, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Văn Kha, 2010. NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRÁI BƯỞI NĂM ROI (CITRUS GRANDIS CV. 'NAM ROI') CÓ HỘT. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 8-14
Tạp chí: Hội thảo khoa học Sinh lý thực vật toàn quốc - Sinh lý thực vật ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao, lần 2 năm 2017, ngày 8-9 tháng 12 năm 2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên