Phần lớn các quy trình nuôi tôm ở Việt Nam đều có sử dụng kháng sinh, điều này dẫn tới tình trạng vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh và sản phẩm không đạt chất lượng tốt để đưa ra thị trường. Vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn sợi, có khả năng đối kháng vi sinh vật gây bệnh trong nước và chúng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bền vững. Đề tài được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn những dòng vi khuẩn sợi có khả năng kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm từ 8 mẫu nước nuôi tôm ở 3 xã Ngũ Lạc, Phước Trị, Long Toàn tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trên môi trường thạch Gause-1. Kết quả phân lập được 53 chủng vi khuẩn sợi. Qua kiểm tra kháng khuẩn đối với chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch, kết quả có 17/53 dòng biểu hiện được khả năng kháng lại vi khuẩn V. parahaemolyticus. Trong đó, có 7 chủng vi khuẩn sợi có khả năng kháng khuẩn tốt: LT1b, LT3d, NL2b, NL1l, NL1o, PT1d, PT2c, được xác định thuộc 3 chi Streptomyces, Nocardioides, Glutamicibacter.
Trích dẫn: Trần Vũ Phuong, Phạm Ngọc Hân và Cao Ngọc Điệp, 2019. Phân lập vi khuẩn liên kết với hải miên ở Hòn Nghệ, vùng biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 1-9.
Phuong, T.V., Lam, P.V.H., Chu, D.X. and Diep, C.N., 2018. Secondary metabolite produced from marine bacterium Streptomyces sp. strain ND7c. Can Tho University Journal of Science. 54(5): 88-90.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên