Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA của 15 chủng vi khuẩn được phân lập từ đất vùng rễ dưa chuột tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy tất cả 15 chủng vi khuẩn được khảo sát đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA. Chủng ĐTII7 có khả năng cố định đạm cao nhất với lượng đạm là 1,153mg/L; chủng TV14 là chủng có khả năng hòa tan lân cao nhất với lượng lân hòa tan là 36,924mg/L và chủng VL4.6 tổng hợp IAA cao nhất là 0,775µg/mL. Tuyển chọn 6 chủng vi khuẩn CL8, CL16, STI2, STI9, AG12 và ĐTII7 có đặc tính tốt để khảo sát ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy tất cả các chủng vi khuẩn được khảo sát đều có ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột trong điều kiện phòng thí nghiệm,các chỉ tiêu theo dõi đều cao hơn so với đối chứng âm. Tuy nhiên 3 chủng có triển vọng nhất là STI2, CL16 và CL8 với lượng đạm lần lượt là 0,012; 0,006; 0,021 (mg/l) và các chỉ số sinh trưởng tốt nhất trong số 6 chủng vi khuẩn khảo sát ở điều kiện phòng thí nghiệm.
Từ khóa: cố định đạm, dưa chuột, hòa tan lân, tổng hợp IAA, vi khuẩn vùng rễ.
Nguyễn Thị Liên, Trần Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Pha, 2012. PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN GÂY BỆNH BẠC LÁ LÚA (XANTHOMONAS ORYZAE PV ORYZAE) BẰNG KỸ THUẬT PCR ĐA THÀNH PHẦN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 155-164
Trích dẫn: Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Yến Như, Trần Thị Xuân Mai và Nguyễn Thị Pha, 2016. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn từ đất vùng rễ ớt có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên ớt. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 47b: 16-23.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên