Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số Chuyên đề Ứng dụng công nghệ xanh hướng đến phát triển bền vững (2024) Trang: 162-169
Tạp chí: Tạp chí Nông Nghiệp & PTNT

Thanh long ruột đỏ là loại quả giàu dinh dưỡng, hiện được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Vỏ quả thanh long phế phẩm từ các nhà máy chế biến có hàm lượng dinh dưỡng đa lượng, cùng với các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa cao nhưng chưa được khai thác sử dụng hiệu quả. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của dạng nguyên liệu vỏ thanh long ruột đỏ: không xử lý, chần với nước nóng 90°C trong 2 phút, nghiền nhỏ, lạnh đông ở nhiệt độ (-18°C) trong 2 ngày, nghiền nhỏ sau khi lạnh đông cùng với phương pháp sấy: sấy đối lưu bằng không khí nóng ở nhiệt độ 50, 60 và 70°C, sấy lạnh (28°C) và sấy thăng hoa đến chất lượng bột vỏ thanh long. Các đặc tính vật lý và chỉ số hoà tan, các hợp chất có hoạt tính sinh học (betacyanin, polyphenol và flavonoid) và hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua khả năng loại gốc tự do 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) của bột được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bột vỏ thanh long ruột đỏ được sấy bằng phương pháp sấy lạnh (28°C) từ vỏ thanh long dạng tươi được nghiền nhỏ trước khi sấy cho chất lượng tốt nhất. Khi đó bột có chứa hàm lượng polyphenol, flavonoid và betacyanin lần lượt là 3,49 ± 0,10 mg GAE/g; 0,16 ± 0,01 mg QE/g; 37,99 ± 0,04 mg/100 g. Khả năng loại gốc tự do DPPH là 59,37 ± 0,25%. Kết quả nghiên cứu góp phần mở rộng phạm vi sử dụng chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ chất thải và góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường do phế phẩm vỏ thanh long.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...