Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
7 (2023) Trang: 3791-3797
Tạp chí: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP
Liên kết:

Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ nhằm xác định nồng độ dung dịch dinh

dưỡng phù hợp cho sinh trưởng và năng suất cải bẹ trắng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên

với 7 lần lặp lại và 4 nghiệm thức là các nồng độ của dung dịch dinh dưỡng thủy canh bao gồm: 600

ppm, 900 ppm, 1.200 ppm, 1.500 ppm. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện nhà màng và hệ thống

thủy canh tĩnh được sử dụng để trồng cải bẹ trắng. Kết quả cho thấy, các nồng độ dung dịch dinh dưỡng

thủy canh có ảnh hưởng đến chiều dài thân, số lá, đường kính gốc, khối lượng rễ, khối lượng thân, năng

suất và độ brix của cải bẹ trắng. Trong đó, nồng độ 900 ppm cho kết quả khối lượng cây (180 g/cây),

năng suất thương phẩm (4,41 kg/m2) cao hơn so với nồng độ 600 ppm (154 g/cây và 3,72 kg/m2) nhưng

khác biệt không ý nghĩa thống kê so với nồng độ 1.200 ppm (183 g/cây và 4,48 kg/m2) và 1.500 ppm

(163 g/cây và 3,89 kg/m2). Tuy nhiên nồng độ 600 ppm lại cho kết quả độ brix cải bẹ trắng cao nhất

(3,46%). Từ kết quả thí nghiệm, bước đầu cho thấy có thể sử dụng nồng độ 900 ppm để trồng cải bẹ

trắng thủy canh mà vẫn đảm bảo không làm giảm năng suất so với sử dụng nồng độ 1.200 ppm.

Từ khóa: Nồng độ dinh dưỡng, Thủy canh, Cải bẹ trắng, Năng suất

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...