Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2022) Trang: 165-170
Tạp chí: Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2022, Trường Đại học Tây Nguyên, 4/11/2022
Liên kết:

Stress oxy hóa, hay sự tăng nồng độ quá mức của các gốc oxy hóa tự do (Reactive Oxygen Species_ROS) trong tế bào tinh trùng là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới. Một lượng nhỏ ROS là cần thiết cho các hoạt động sinh lý của tinh trùng, nhưng nồng độ cao có thể gây tổn thương màng tế bào, DNA và suy giảm chức năng tinh trùng. Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của gốc tự do ngoại sinh hydrogen peroxide (H2O2) ở nồng độ 0, 1, 10, 50 và 100 mM lên chất lượng tinh trùng. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh trùng gồm độ di động, tỉ lệ sống (phương pháp nhuộm Eosin-Nigrosin), tính toàn vẹn màng tế bào (HypoOsmotic Swelling Test – HOS Test) và chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (phương pháp SCD). Kết quả cho thấy, tinh trùng bị ảnh hưởng chất lượng bắt đầu từ nồng độ 10 mM. Cụ thể, ở 1 mM, tỉ lệ sống, độ di động, HOS rất cao và chỉ số DNA phân mảnh thấp (< 15%), từ nồng độ 10mM, tỉ lệ tinh trùng sống < 40%, và ở nồng độ 50 mM và 100 mM, các mẫu tinh trùng hoàn toàn bất động (độ di động là 0%) so với mẫu đối chứng (76,67±3, 5%). Các nghiệm thức ở 10 mM gây phân mảnh DNA mức độ cao (DFI = 41,3 > 30%) và có tới 88,7% tinh trùng bị đứt gãy DNA ở nồng độ 100 mM. Như vậy, H2O2 ngoại sinh đã tác động rõ rệt đến khả năng di dộng, tỉ sống chết, độ ổn định màng và độ đứt gãy DNA tinh trùng, đây là những chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hình thành phôi của tế bào tinh trùng. Từ khóa: H2O2, phân mảnh DNA, ROS, stress oxy hóa, tinh trùng người.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...