Trong nghiên cứu này, sự hấp phụ của carbon monoxide (CO) lên bề mặt hạt nano platinum (Pt) và hạt nano hợp kim platinum-ruthenium (PtRu) được khảo sát bằng mô phỏng sử dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT) và thực nghiệm đo thế vòng tuần hoàn (CV). Kết quả mô phỏng cho thấy năng lượng hấp phụ của CO trên bề mặt Pt và PtRu lần lượt là -2,03 và -1,86 eV. Điều này chứng tỏ phân tử CO hấp phụ trên bề mặt Pt mạnh hơn trên bề mặt PtRu. Kết quả đo CV của hai loại xúc tác trong dung dịch methanol-sulfuric acid cũng cho thấy tỷ số jf/jr của PtRu (7,2) cao hơn 2,9 lần so với Pt (2,5). Điều này một lần nữa khẳng định, khi thêm kim loại ruthenium vào platinum sẽ giúp tăng khả năng kháng ngộ độc CO của chất xúc tác. Đồng thời, kết quả thực nghiệm cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả mô phỏng.
Trích dẫn: Đặng Long Quân, Huỳnh Dương Ngọc Ái Trân và Phan Diễm Trinh, 2020. Nghiên cứu thời gian và nhiệt độ hoạt hóa ống nano carbon ứng dụng chế tạo vật liệu xúc tác điện cực pin nhiên liệu methanol. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(1): 141-147.
Đặng Long Quân, Manh Tuan Nguyen, 2015. CHẾ TẠO HẠT XÚC TÁC NANO CẤU TRÚC LÕI-VỎ PLATINUM-RUTHENIUM TRÊN NỀN CARBON CHO PIN NHIÊN LIỆU DÙNG METHANOL TRỰC TIẾP. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 17-21
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên