Bằng phương pháp mô phỏng DFT, dãy nano P2C dạng ngũ giác biên răng cưa (p-P2C-SS) được tạo ra bằng cách cắt tấm p-P2C ngũ giác hai chiều. Đây là dãy nano có hai biên dạng răng cưa và các liên kết dư ở biên được trung hòa bởi các nguyên tử H. Khả năng tồn tại của cấu trúc được khẳng định thông qua phổ tán xạ phonon. Kết quả cho thấy rằng dãy nano p-P2C-SS chỉ có thể tồn tại khi nó được tạo thành tối thiểu bởi 10 dãy nguyên tử. Do ảnh hưởng của hiệu ứng giam cầm lượng tử nên khe năng lượng của dãy nano lớn hơn so với trường hợp của cấu trúc hai chiều, và sự phân bố của các trạng thái điện tử lân cận mức Fermi theo không gian trong dãy nano cũng bị giới hạn. Mẫu p-P2C-SS là loại vật liệu bán dẫn có khe năng lượng gián tiếp và không mang từ tính.
Trần Yến Mi, Võ Văn Hoàng, Trần Hoài Nhân, 2014. CẤU TRÚC LỚP TẠI GIAO DIỆN LỎNG - HƠI CỦA KIM LOẠI LỎNG SIÊU LẠNH CÓ BỀ MẶT TỰ DO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 34: 25-32
Trần Yến Mi, Dương Hiếu Đẩu, Lê Văn Nhạn, 2011. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ TIỀN CHẤT LÊN KÍCH THƯỚC VÀ TỪ TÍNH HẠT NANO OXIDE SẮT TỪ FE3O4. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20b: 272-280
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên