Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các tác động của xâm nhập mặn đến nguồn nước và đất canh tác nông nghiệp vùng ĐBSCL. Các mẫu đất, nước được khảo sát và thu thập vào tháng 4 năm 2016. Các chỉ tiêu đánh giá độ mặn được phân tích trong phòng thí nghiệm. Phương pháp KIP và phỏng vấn nông hộ được sử dụng để thu thập thông tin về tác động của xâm nhập mặn và sử dụng đất. Kết quả cho thấy, năm 2016 mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng, nồng độ mặn tăng cao hơn so với năm 2014. Có sự khác nhau về trị số EC và độ mặn trong hệ thống sông giữa vùng bán đảo Cà Mau và vùng cửa sông Mekong. Xâm nhập mặn ảnh hưởng rõ rệt đến các nhóm đất trong vùng nghiên cứu, với 29,2% diện tích đất nhiễm mặn gia tăng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân góp phần làm cho đất bị nhiễm mặn khi cố gắng lấy nước vào đồng tưới cho cây trồng.
Trích dẫn: Nguyễn Minh Đông và Nguyễn Đỗ Châu Giang, 2020. Cải thiện hóa học đất và năng suất lúa trồng trên đất phù sa nhiễm mặn bằng điên điển mấu (Sesbania rostrata L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 169-176.
Nguyễn Minh Đông, Võ Thị Gương, Châu Minh Khôi, 2009. CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 262-269
Trích dẫn: Nguyễn Minh Đông, Châu Minh Khôi, Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Đỗ Châu Giang, 2018. Ảnh hưởng của biện pháp tưới khô ngập luân phiên đến khả năng cung cấp đạm trong đất và năng suất lúa tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(7B): 70-78.
Tạp chí: Hội nghị khoa học và công nghệ chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, giai đoạn 2013-2018, Địa điểm: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Thanh Trì, Hà Nội, Thời gian: 06-07/09/2018
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên