Tạp chí: Hội nghị khoa học và công nghệ chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, giai đoạn 2013-2018, Địa điểm: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Thanh Trì, Hà Nội, Thời gian: 06-07/09/2018
Nghiên cứu được thực hiện nhằm (i) đánh giá hiệu quả của ứng dụng điện từ trường trong xử lý và cải thiện chất lượng nước tưới nhiễm mặn và (ii) tìm hiểu ảnh hưởng của nước tưới đã xử lý trên sinh trưởng và năng suất cây trồng, cải xanh (Brassica juncea L.) trồng trên đất phù sa nhiễm mặn. Ba mức độ nước tưới nhiễm mặn nhân tạo được pha loãng bằng nước sông từ nước “ót” (độ mặn 0, 3 và 5‰) được sử dụng cho xử lý từ tính bằng cách chạy 2 lần qua hệ thống xử lý điện từ trường tích hợp (2000-4000 Gaus, lưu lượng 2-3 m3/giờ). Thí nghiệm trồng cải trong chậu (chứa 10 kg đất nhiễm mặn) được bố trí gồm 2 nhân tố (CRD, 4 lặp lại) với hai loại nước tưới (nước sông không mặn và nước sông nhiễm mặn 3‰) với hai mức độ không và được xử lý điện từ trường. Kết quả cho thấy xử lý điện từ trường làm cải thiện rất ý nghĩa chất lượng nước tưới nhiễm mặn, giảm ý nghĩa độ mặn của nước, đặc biệt ở mức nhiễm mặn 3‰. Có sự gia tăng nhẹ trị số pH nước tưới nhiễm mặn sau khi xử lý từ trường (pH » 7,45) so với trước xử lý (pH » 7,35). Ngươc lại, độ dẫn điện (EC), tỷ số hấp phụ natri (SAR) và tổng chất rắn hòa tan (TDS) trong nước mặn sau xử lý thì giảm rất ý nghĩa (giảm 6,2%, 8,0% và 7,9% cho EC, SAR và TDS) so với nước mặn trước khi xử lý điện từ trường. Kết quả cũng cho thấy sự suy giảm ý nghĩa về hàm lượng các cation hòa tan (Na+, K+, Mg2+) trong nước tưới từ tính (ngoại trừ Ca2+) so với nước trước khi xử lý. Khuynh hướng giảm tương tự cũng được tìm thấy cho các muối hòa tan gốc SO42-, Cl-, HCO3- trong nước từ tính. Bước đầu cho thấy tưới nước mặn 3‰ được xử lý điện từ tính rất có hiệu quả trong việc gia tăng chiều cao cây (tăng 6,2%) và chiều rộng lá (tăng 12,1%), cải thiện năng suất tươi (tăng 6,6%) và sinh khối khô (tăng 12,0%) của cải thí nghiệm so với tưới trực tiếp nước mặn không qua xử lý điện từ tính. Kết quả này cho thấy kỹ thuật xử lý điện từ trường có thể được đề nghị ứng dụng nhằm xử lý các nguồn nước tưới nhiễm mặn kém chất lượng cho nông dân các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Trích dẫn: Nguyễn Minh Đông và Nguyễn Đỗ Châu Giang, 2020. Cải thiện hóa học đất và năng suất lúa trồng trên đất phù sa nhiễm mặn bằng điên điển mấu (Sesbania rostrata L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 169-176.
Nguyễn Minh Đông, Võ Thị Gương, Châu Minh Khôi, 2009. CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 262-269
Trích dẫn: Nguyễn Minh Đông, Châu Minh Khôi, Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Đỗ Châu Giang, 2018. Ảnh hưởng của biện pháp tưới khô ngập luân phiên đến khả năng cung cấp đạm trong đất và năng suất lúa tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(7B): 70-78.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên