Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
424 (2022) Trang: 69-77
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Liên kết:

Nghiên cứu thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm xác định: (1) thời gian và thể tích nước rửa mặn; (2)
khả năng rửa mặn của nước mưa, nước sông, nước máy; (3) khả năng giảm mặn của CaCO3 và KNO3. Ba thí
nghiệm được bố trí kế thừa và bố trí theo thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại cho mỗi nghiệm
thức. Đất thí nghiệm được lấy từ mô hình tôm - cỏ ở Cà Mau và Bạc Liêu với EC trong đất rất cao 21,33-27,3
mS/cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian 28-35 ngày với tỷ lệ thể tích nước máy: khối lượng đất là 2,7:
1,0 có hiệu quả cao nhất, làm giảm độ mặn của đất từ 13,7‰ xuống còn 4,2-4,5‰ đạt hiệu suất giảm mặn
65,0-69,7%. Tuy nhiên, tác động rửa mặn có thể đạt cao nhất ở ngày thứ 56 với độ mặn trong đất giảm từ
17,5‰ (tương đương EC 27,3 mS/cm) xuống còn 2,6-2,7‰ (tương đương EC 4,00-4,23 mS/cm). Không có
sự khác nhau về hiệu quả rửa mặn giữa nguồn nước máy, nước sông và nước mưa. Sử dụng CaCO3 và KNO3
có khả năng giảm tương ứng 51,0% và 47,8% độ mặn trong đất sau 42 ngày thí nghiệm. Theo điều kiện thực
tế ở đất nghiên cứu, để tiết kiệm thời gian rửa mặn và đạt hiệu quả trong mô hình tôm - cỏ thì nên ngâm đất
rửa mặn khoảng 1-2 tháng kết hợp với bón CaCO3 và sau đó xả nước ra khỏi ruộng thì có thể trồng một số
giống lúa chịu mặn trên nền ruộng.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...