Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
8 (2022) Trang: 62-71
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới thuộc Bộ môn Bảo vệ Thực
vật, Trường Đại học Cần Thơ nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả Penicillium sp. và Trichoderma sp.
giúp cây ớt chống chịu bệnh thối gốc. Đầu tiên, hiệu quả kích thích của Penicillium sp. và
Trichoderma sp. được đánh giá ở hạt ớt xử lý với huyền phù bào tử Penicillium hoặc Trichoderma bao
gồm các mật số 102 bào tử/mL, 104 bào tử/mL và 106 bào tử/mL. Kết quả cho thấy tại thời điểm 7 ngày
sau xử lý, ở mật số 106 bào tử/mL thì chiều dài rễ/thân của hạt ớt tăng trưởng mạnh nhất khi xử lý với
Penicillium sp. và Trichoderma sp., lần lượt là 4,06/2,51 cm và 4,12/2,51 cm. Tiếp theo, hiệu quả
phòng trị của Penicillium sp. và Trichoderma sp. đối với bệnh thối gốc được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên ở điều kiện nhà lưới, gồm 6 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 cây/chậu. Kết quả cho
thấy hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh cao ở nghiệm thức tưới Penicillium thời điểm 28, 33 và 38 ngày sau khi
gieo là 80% và nghiệm thức tưới Trichoderma thời điểm 28, 33 và 38 NSKG là 90%. Như vậy, hai loại
nấm Penicillium sp. và Trichoderma sp. có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh thối gốc trên cây ớt.

 
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...