Nghiên cứu đã xác định được số loài trong đê (42 loài) thấp hơn ngoài đê (74 loài) ở mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì số loài trong đê (113 loài) cao hơn ngoài đê (101 loài). Trong đê thì ngành tảo khuê và tảo mắt chiếm ưu thế và ngoài đê thì tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế. Mật độ thực vật nổi trong đê thấp hơn ngoài đê, mật độ ghi nhận được trong đê mùa khô 4.980 ct/L và ngoài đê 13.943 ct/L; và mùa mưa mật độ là 11.540 ct/L và 13.550 ct/L. Chỉ số Shannon-Weiner (H') trong đê dao động từ 1,22-3,55 và ngoài đê dao động từ 1,27-3,58. Kết quả cho thấy chất lượng nước tại các vị trí thu mẫu từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm nặng. Nhìn chung, việc bao đê ở vùng nghiên cứu đã làm giảm số loài và số lượng thực vật nổi về lâu dài sẽ làm mất đi một lượng phân hữu cơ cho đất.
Trích dẫn: Huỳnh Công Khánh, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Xuân Lộc, Trần Sỹ Nam và Yasukazu Hosen, 2019. Sử dụng nước thải biogas với nguyên liệu nạp phân bò tưới lúa trồng trên đất phù sa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 142-148.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên