The study was conducted to evaluate the feasibility of using biogas effluent (BE) from a biogas digester with cow-dung material for rice cropping, reducing the amount of chemical fertilizers application for paddy field. The pot 0.24 m2 (length x width = 0.6 m x 0.4 m) experiment was designed randomly in triplicate, four treatments in greenhouse condition Econtrol (chemical fertilizer apply with 140 kg urea-N.ha-1), ENH4 (application of BE with 140 kg N.ha-1 based on NH4-N), ETKN (application of BE with 140 kg N.ha-1 based on N-TKN) and EM (application of BE with 140 kg N.ha-1 based on the average of ENH4 and ETKN doses). The results showed that the rice yield was lowest in NTcontrol treatment with 0.9 kg.m-2 (equivalent to 9 tons.ha-1) and highest in ENH4 treatment ,nearly double (1.8 times) compare with NTcontrol. The effluent from a biogas digester has a potential to partly replace chemical fertilizers for rice cropping.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi của việc sử dụng nước thải biogas với nguyên liệu nạp là phân bò để trồng lúa, hạn chế dùng phân bón hóa học trên ruộng. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong chậu 0,24 m2 (dài x rộng = 0,6 m x 0,4 m), 3 lần lặp lại ở điều kiện nhà lưới với 4 nghiệm thức: NTđối chứng (140 kg urea-N.ha-1); NTNH4 (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính dựa trên đạm N-NH4); NTTKN (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính dựa trên đạm N-TKN); NTTB (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính theo trung bình giữa đạm NH4và TKN). Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lúa ở nghiệm thức sử dụng phân hóa học là thấp nhất đạt 0,90 kg.m-2 (tươngđương 9 tấn.ha-1) và NTNH4 cho năng suất lúa cao nhất và gấp 1,8 lần so với NTđối chứng. Như vậy, nước thải sau túi ủ biogas có tiềm năng sử dụng trong canh tác lúa để thay thế một phần cho phân bón hóa học, mà vẫn đảm bảo được năng suất lúa.
Trích dẫn: Huỳnh Công Khánh, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Xuân Lộc, Trần Sỹ Nam và Yasukazu Hosen, 2019. Sử dụng nước thải biogas với nguyên liệu nạp phân bò tưới lúa trồng trên đất phù sa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 142-148.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên