Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, các chế phẩm sinh học được đẩy mạnh nghiên cứu bởi tính thân thiện với môi trường, an toàn với người sử dụng và hạn chế sâu hại kháng thuốc. Nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình chiết tách cao chiết từ hạt củ đậu (Pachyrhizus erosus) có chứa hoạt chất rotenone, một hoạt chất tiềm năng có hiệu lực tiêu diệt sâu ăn tạp (Spodoptera litura). Cao chiết hạt củ đậu được chiết tách thành công bằng phương pháp ngâm chiết trong chloroform ở 2 lần chiết với tỉ lệ bột mẫu: dung môi là 1:5 (g/mL) trong 48 h. Sự hiện diện rotenone được định tính với thuốc thử và phương pháp sắc ký lớp mỏng với 0,14% về hàm lượng được ghi nhận bằng LC/MS/MS. Hiệu lực tiêu diệt sâu ăn tạp tốt nhất ở nồng độ cao chiết 15 g/L sau 4 giờ cùng thể tích phun 25 mL thông qua đường vị độc. Hơn nữa, chế phẩm sinh học được phối chế từ cao chiết hạt củ đậu có hiệu quả tương đương với các sản phẩm sinh học thương mại có trên thị trường.
Trích dẫn: Đặng Huỳnh Giao, Võ Thanh Phúc, Tạ Kiều Anh, Phạm Văn Toàn và Phạm Quốc Yên, 2019. Tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính xúc tác phân hủy rhodamine B của vật liệu ZIF-67 dưới sự hiện diện của peroxymonosulfate. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3A): 1-8.
Trích dẫn: Đặng Huỳnh Giao, Phạm Thị Mè, Lê Thị Anh Thư, Đoàn Văn Hồng Thiện và Phạm Quốc Yên, 2019. Vật liệu ZIF-67: Tổng hợp trong dung môi ethanol và nghiên cứu khả năng hấp phụ methyl da cam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2A): 1-8.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên