Trong nghiên cứu này, tinh dầu chúc được chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và ứng dụng vào phối chế xà phòng diệt khuẩn. Điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly tinh dầu chúc là vỏ trái chúc xay nhuyễn, tỉ lệ vỏ chúc:nước cất (g/mL) (1:2), thời gian chưng cất 150 phút, nhiệt độ chưng cất 100°C và hiệu suất trích ly tinh dầu thu được là 1,85%. Kết quả phân tích sắc ký ghép khối khổ (GC-MS) cho thấy thành phần chính có trong tinh dầu chúc là 30,42% b-pinene, 18,09% sabinene, 17,56% limonene và 10,77% b-citronellal. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chúc được thể hiện trên 6 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Psedomomas aeruginosa, Bacillus cereus, Samonella typhi và Listeria innocua. Tinh dầu chúc sau khi trích ly được sử dụng trong xà phòng diệt khuẩn. Công thức phối chế xà phòng diệt khuẩn gồm dầu dừa, dầu hướng dương, dung dịch KOH 25%, tinh dầu chúc, citric acid, vitamin E. Xà phòng ở trạng thái lỏng sánh, có mùi thơm dễ chịu đặc trưng hương chúc, có khả năng kháng được cả 6 đối tượng vi khuẩn trên.
Trích dẫn: Đặng Huỳnh Giao, Võ Thanh Phúc, Tạ Kiều Anh, Phạm Văn Toàn và Phạm Quốc Yên, 2019. Tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính xúc tác phân hủy rhodamine B của vật liệu ZIF-67 dưới sự hiện diện của peroxymonosulfate. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3A): 1-8.
Trích dẫn: Đặng Huỳnh Giao, Phạm Thị Mè, Lê Thị Anh Thư, Đoàn Văn Hồng Thiện và Phạm Quốc Yên, 2019. Vật liệu ZIF-67: Tổng hợp trong dung môi ethanol và nghiên cứu khả năng hấp phụ methyl da cam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2A): 1-8.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên