Các vấn nạn liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản ở trẻ em ngày càng gia tăng ở Việt Nam trong khi chưa có nhiều chương trình giới tính và sức khỏe sinh sản cũng như kĩ năng sống phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi của các em học sinh. Các nghiên cứu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện hành thường tập trung vào người dạy là giáo viên, trong khi đó việc tìm hiểu nhu cầu về kiến thức, nội dung liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản và các kĩ năng sống liên quan ở người học có vai trò then chốt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát nhu cầu về kiến thức và kĩ năng liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên trong phạm vi quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Khảo sát được thực hiện trên tổng số 876 học sinh thuộc lứa tuổi 9-14 tuổi ở 4 điểm trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc quận Ninh Kiều của thành phố. Thông qua khảo sát, nhu cầu của các em học sinh liên quan đến kiến thức và kĩ năng về sức khoẻ sinh sản và giới tính được phân tích theo 5 mức độ nhu cầu (không nhu cầu, ít có nhu cầu, có nhu cầu, nhu cầu nhiều và nhu cầu rất nhiều). Sự khác biệt về các nhu cầu trên giữa học sinh nam và nữ cũng được phân tích. Kết quả cho thấy trong ở từng độ tuổi ở giai đoạn từ 9 tuổi đến 14 tuổi, giữa các em nam và nữ có những mức độ nhu cầu khác nhau khi tìm hiểu về kiến thức và kĩ năng liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản. Nhóm học sinh nữ có khuynh hướng tìm hiểu về kiến thức, rèn luyện về các kĩ năng sớm 1-2 năm so với nam học sinh. Nữ sinh quan tâm đến vấn đề sinh lí, tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn so với bạn nam sinh cùng lứa tuổi. Vấn đề rèn luyện các kĩ năng được các em học sinh quan tâm và có nhu cầu cao hơn so với việc tìm hiểu các nội dung về lí thuyết. Kết quả khảo sát cung cấp một kênh thông tin quan trọng để làm cơ sở dữ liệu cho viêc xây dựng và phát triển nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cùng kĩ năng sống cho các em học sinh ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Trích dẫn: Nguyễn Trọng Hồng Phúc và Võ Thị Thanh Phương, 2019. Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Khoa học Giáo dục): 105-114.
Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Nguyễn Thanh Phương, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA BASSAN 50EC LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE CỦA CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 221-229
Trích dẫn: Nguyễn Trọng Hồng Phúc và Mai Nguyễn Diễn An, 2019. Tăng trưởng, sinh hóa và huyết học của cá lóc (Channa striata) phân bố ở hạ nguồn sông Cửu Long dưới ảnh hưởng của sự xâm mặn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 62-68.
Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Kiều Linh, Trần Thanh Trang, Thị Thế Phước, Nguyễn Minh Trí, 2015. Ảnh hưởng tương tác của nhiệt độ và độ mặn lên sự tăng trưởng và hormone tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 88-97
Phuc, N.T.H., Dat, P.T., Nhien, N.T.T., Hang, P.T. and Khang, D.T., 2020. Acute toxicity, antibacterial and antioxidant abilities of Elephantopus mollis H.B.K. and Elephantopus scaber L.. Can Tho University Journal of Science. 12(2): 9-14.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên