Growth, biochemical and hematological characteristics of snakehead fish (Channa striata) in the Mekong river basin under the impacts salinity intrusion
Từ khóa:
Channa striata, độ mặn, nhiệt độ, sinh lý, sinh hóa, tăng trưởng
Keywords:
Biochemistry, Channa striata, physiology, salinity, temperature
ABSTRACT
This study has been carried out to assess the adaptability of snakehead fish under the influence of saline intrusion. Snakehead fish (Channa striata) was acclimated to hapas and distributed experimentally onto 9 hapas in Phung Hiep-Hau Giang and Thanh Phu-Ben Tre to determine the effect of environmental conditions including freshwater (0‰), light brackish water (5.0±1,4‰) and brackish water (11.5±2.5‰) on growth performance, hematological and biochemical indicators. Fish were sampled at the start, after 30, 60 and 120 days of the experiment. Results showed that fish in the light brackish condition have the highest weight gain and length gain, at 236.90 ± 7.25g and 29.50 ± 0.37cm, respectively (p<0.05). The lowest survival rate was observed on freshwater conditions (p<0.05) while there was no significant difference in food conversion ratio among environmental conditions (p>0.05). No significant difference was found in red blood cell count among treatment (p>0.05) and this mean value in snakehead fish was quite high, 3.145±0.979 million cells/ml in comparison with other freshwater fishes. Hb concentration in fish increase relatively with salinity levels (p<0.05). Plasma glucose levels in snakehead fish were very high during the experimental period, about 122.63±58.09 mg/dL as it is a carnivore. Fish in brackish condition had the highest IGF-1 level in comparison with two other treatments (p<0.05). It can be concluded that snakehead fish can be well cultured under if the salinity levels no exceed light brackish condition.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá khả năng thích ứng của cá lóc dưới ảnh hưởng của sự xâm mặn ở hai tỉnh hạ lưu sông Cửu Long. Cá lóc (Channa striata) được nuôi thuần dưỡng và phân phối vào 9 vèo nuôi ở Phụng Hiệp – Hậu Giang và Thạnh Phú – Bến Tre để xác định ảnh hưởng của các điều kiện môi trường nuôi gồm nước ngọt (0‰), lợ nhẹ (5,0±1,4‰) và lợ vừa (11,5±2,5‰) lên sự tăng trưởng, huyết học và sinh hóa của cá. Cá được thu mẫu máu và cân đo ở 4 thời điểm: bắt đầu thí nghiệm, sau 30, 60 và 120 ngày nuôi. Kết quả cho thấy cá trong điều kiện lợ nhẹ có tăng trọng và tăng dài tốt nhất, ở mức 239,9±7,25g và 29,5±0,37cm (p<0,05). Tỉ lệ sống thấp nhất ở điều kiện nước ngọt (p<0,05). Số lượng hồng cầu của cá lóc (3,145±0,979 triệu hồng cầu/ml máu) cao hơn các loài cá nước ngọt khác, nhưng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng hồng cầu giữa các nghiệm thức (p>0,05). Nồng độ Hb trong máu cá lóc có xu hướng tăng lên khi độ mặn của môi trường tăng (p<0,05). Lượng đường trong máu của cá lóc, khá cao trong suốt thời gian thí nghiệm, trung bình ở mức 122,63±58,09 mg/dL. Cá trong điều kiện lợ vừa có nồng độ IGF-1 trong máu là cao nhất (p<0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lóc có thể được nuôi tốt trong điều kiện độ mặn môi trường nuôi không vượt quá điều kiện lợ nhẹ.
Trích dẫn: Nguyễn Trọng Hồng Phúc và Mai Nguyễn Diễn An, 2019. Tăng trưởng, sinh hóa và huyết học của cá lóc (Channa striata) phân bố ở hạ nguồn sông Cửu Long dưới ảnh hưởng của sự xâm mặn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 62-68.
Trích dẫn: Nguyễn Trọng Hồng Phúc và Võ Thị Thanh Phương, 2019. Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Khoa học Giáo dục): 105-114.
Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Nguyễn Thanh Phương, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA BASSAN 50EC LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE CỦA CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 221-229
Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Kiều Linh, Trần Thanh Trang, Thị Thế Phước, Nguyễn Minh Trí, 2015. Ảnh hưởng tương tác của nhiệt độ và độ mặn lên sự tăng trưởng và hormone tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 88-97
Phuc, N.T.H., Dat, P.T., Nhien, N.T.T., Hang, P.T. and Khang, D.T., 2020. Acute toxicity, antibacterial and antioxidant abilities of Elephantopus mollis H.B.K. and Elephantopus scaber L.. Can Tho University Journal of Science. 12(2): 9-14.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên