The study was conducted to evaluate the use of frozen Artemia biomass to replace commercial feed in nursing the giant gourami (Osphronemus goramy). The proportion of Artemia biomass (based on dry weight) in a feeding ration was gradually increased 25% for each treatment. The initial length and weight of fingelings were 2.65±0.19 cm/ind and 0.58±0.14 g/ind, respectively. The results after 45-day culturing showed that the length of fish in all the Artemia-fed treatments was significantly better than that obtained in the control (100% commercial feed). The optimum growth of fish in term of individual weight significantly improved in the Artemia-fed treatments as compared to that obtained in the control. The Artemia biomass improved fish growth as well as survival. The results indicated that the frozen Artemia biomass can be used as a feed source for the giant gourami fingerling.
TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng nguồn thức ăn sinh khối Artemia đông lạnh thay thế thức ăn viên để ương cá tai tượng (Osphronemus goramy) với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người nuôi Artemia bằng việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có thải ra từ các ao nuôi thu trứng cho ương nuôi các loài cá bản địa. Sự thay thế thức ăn viên bằng sinh khối được bố trí tăng dần theo tỷ lệ 25% trong khẩu phần ăn (dựa vào khối lượng khô) tương ứng với 5 nghiệm thức gồm: 100% thức ăn viên (0A, đối chứng); 25% sinh khối +75% thức ăn viên (25A); 50% sinh khối +50% thức ăn viên (50A); 75% sinh khối +25% thức ăn viên (75A) và thay thế hoàn toàn 100% sinh khối (100A). Chiều dài và khối lượng ban đầu của cá là 2,65 cm/cá thể và 0,58 g/cá thể. Kết quả sau 45 ngày ương cho thấy, tăng trưởng về chiều dài của cá trong tất cả nghiệm thức có sự hiện diện của sinh khối Artemia trong khẩu phần ăn tốt hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với cá cho ăn 100% thức ăn viên (đối chứng), đặc biệt tỷ lệ sinh khối trong khẩu phần ăn tỷ lệ thuận với tăng trưởng của cá. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh khối Artemia không những cải thiện tăng trưởng về khối lượng mà còn làm tăng tỉ lệ sống của cá đáng kể, do đó có thể khẳng định rằng sinh khối Artemia rất thích hợp trong ương cá tai tượng.
Trích dẫn: Huỳnh Thanh Tới và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2019. Nghiên cứu khả năng sử dụng sinh khối Artemia ương cá tai tượng (Osphronemus goramy) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 48-53.
Trích dẫn: Huỳnh Thanh Tới và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2017. Sử dụng rifamycin như chất kiềm hãm vi khuẩn và ứng dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị bền N15 trong nghiên cứu hấp thụ dinh dưỡng của Artemia trong điều kiện gnotobiotic. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 53b: 24-31.
Trích dẫn: Huỳnh Thanh Tới và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018. Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tảo Spirulina với các liều lượng khác nhau lên tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia franciscana. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1B): 75-81.
Trích dẫn: Huỳnh Thanh Tới và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018. Ảnh hưởng của tỉ lệ C/N và khẩu phần ăn lên sinh trưởng và năng suất sinh khối Artemia franciscana trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6B): 90-97.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên