Phương pháp đáp ứng bề mặt được áp dụng để kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố chiết xuất đến hàm lượng polyphenol (TPC) và flavonoid (TFC) trong lá núc nác (LNN). Điều kiện tối ưu được xác định để chiết xuất TPC và TFC là: nhiệt độ 59°C, ethanol 69%, thời gian 11 phút và tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi là 1/25 (w/v). Quá trình chiết xuất được xác minh ở các điều kiện tối ưu đã được xác định. Các giá trị thực nghiệm (TPC=215,47±1,03 mg GAE/g cao chiết; TFC=158,01±1,12 mg QE/g cao chiết) cho thấy sự phù hợp tốt với giá trị dự đoán (TPC=214,09 mg GAE/g cao chiết; TFC=158,77 mg QE/g cao chiết). Hoạt tính kháng khuẩn của cao tối ưu LNN được nghiên cứu chống lại năm chủng Vibrio spp. (VC-1, VC-2, VC-3, VC-4, và VC-5). Cao tối ưu LNN có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại Vibrio spp. Nồng độ ức chế tối thiểu của cao tối ưu LNN dao động từ 320 đến 640 µg/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của cao tối ưu LNN dao động từ 640 đến 1280 µg/mL.
Trích dẫn: Võ Thị Tú Anh, Trần Chí Linh, Trần Thị Thanh Thi và Đỗ Phước Quí, 2017. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hoá của các cao chiết từ thân và lá cây Bọ Mắm (Pouzolzia zeylanica L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52a: 29-36.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên