Hộ nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa ở huyên Tới Bình, tỉnh Cà Mau đã được phỏng vấn nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiêu quả nuôi tôm càng xanh, làm cơ sở cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiêu quả của mô hình. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa năm 2019 đã có nhiều cải tiến so với năm 2017; mực nước trên trảng tăng từ 0,37 m lên 0,44 m; mật độ thả nuôi tăng từ 1,6 ± 0,7 con/m2 lên 1,9 ± 0,8 con/m2, số hộ cho tôm ăn hoặc bổ sung thức ăn ban đầu từ 23,3% lên 56,7%, số lần thay nước tăng từ 2,5 lần/vụ lên 5,1 lần/vụ. Kết quả cho thấy, khối lượng, tỷ lê sống năng suất và tỷ suất lợi nhuận từ nuôi tôm càng xanh đã được cải thiên. Cho tôm ăn và mật độ nuôi là hai nhân tố ảnh hưởng chính đến năng suất và hiêu quả tài chính mô hình nuôi tôm càng xanh. Độ mặn nước kênh cấp cho ruộng nuôi vào cuối vụ tăng cao ảnh hưởng đến thời gian nuôi tôm càng xanh.
Trích dẫn: Võ Hoàng Liêm Đức Tâm, Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long, Nguyễn Thị Ngọc Anh và Trần Ngọc Hải, 2020. Ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn bổ sung ương giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa ở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 78-86.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên