Thông tin chung: Ngày nhận bài: 21/10/2019 Ngày nhận bài sửa: 26/11/2019 Ngày duyệt đăng: 23/04/2020 Title: Effects of additional feeding on nursing giant freshwater prawn in the rice field at Thoi Binh district, Ca Mau province Từ khóa: Macrobrachium rosenbergii, năng suất, thức ăn, tỷ lệ sống, ương tôm càng xanh Keywords: Macrobrachium rosenbergii, nursery of giant freshwater prawn, supplementary food, survival rate, yield | ABSTRACT Research on using feed for giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) nursing in rice fields was conducted at Thoi Binh district, Ca Mau province. There were two treatments of with (1) and without (2) supplementary feed. Post larvae were stocked at 3 ind./m2. Water quality parameters, the phytoplankton and zooplankton abundance in the field were examed twice a month. Results showed that water quality (temperature, pH, salinity, DO, alkalinity, N-NH4+ and N-NO2-), number of planktons, zoobenthos did not adversely affect the growth and development of giant freshwater prawn. After 2.5 months of rearing, the final mean weight of prawn in treatments 1 and 2 were 4.47 ± 0.05 g and 3.78 ± 0.13 g, respectively. The daily weight gain ranged 0.059 ± 0.059 g/day and 0.050 ± 0.046 g/day. The survival rate and yield of prawn in treatment 1 (56.4% and 7.56 ± 0.58 g/m2, respectively) were significantly higher (P<0.05) than those of prawn in treatment 2 (37.0% and 4.20 ± 0.33 g/m2, respectively). Therefore, food supplement improved growth, survival and yield of giant freshwater prawn reared in the rice fields. TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng thức ăn ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa được thực hiện ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau với hai nghiệm thức bổ sung thức ăn và không bổ sung thức ăn. Tôm bột được thả với mật độ 3 con/m2. Trong quá trình ương một số chỉ tiêu thủy lý hóa, phiêu sinh vật và động vật đáy trong ruộng ương được thu mẫu hai lần mỗi tháng. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, oxy hòa tan, N-NH4+ và N-NO2 -), phiêu sinh động vật, động vật đáy đều không ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh. Sau 2,5 tháng ương, khối lượng trung bình của tôm ở nghiệm thức 1 và 2 lần lượt là 4,47 ± 0,05 g/con và 3,78 ± 0,13 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,059 ± 0,059 g/ngày và 0,050 ± 0,046 g/ngày. Tỷ lệ sống và năng suất của tôm ở nghiệm thức 1 (lần lượt là 56,4% và 7,56 ± 0,58 g/m2) cao hơn có ý nghĩa (p<0,050) so với tôm ở nghiệm thức 2 (lần lượt là 37% và 4,20 ± 0,33 g/m2). Như vậy, ương tôm càng xanh trong ruộng lúa có bổ sung thức ăn cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất. |