Effects of different dietary protein levels on water quality, growth performance of Asian swamp eel Monopterus albus (Zwiew, 1793) and pak choi (Brassica chinensis) in an aquaponic recirculating system
Từ khóa:
Aquaponic, cải thìa,lươn đồng Monopterus albus, protein khác nhau
Keywords:
Aquaponic, Asian swamp eel Monopterus albus, pak choi, protein levels
ABSTRACT
The purpose of this study was to examine the effect of different dietary of protein levels on water quality, growth performance of Asian swamp eels Monopterus albus (Zwiew, 1793) and productivity of pak choi (Brassica chinensis) in aquaponic systems. Swamp eels (47.4 g/con) were fed with 4 different dietary protein levels of 25% (NT1), 30% (NT2), 35% (NT3) and 40% (NT 4). The experimental swamp eels were hold in aquaponic recirculting system with pak choi (100 head/m2). The experiment was run for 60 days with two cycles of pak choi. The result showed that higher protein level of feed would induce higher concentration of nitrogen in the form of total ammonia and nitrate. There was a significant difference (P<0.05) in weight gain of animal among the dietary protein levels. The highest weight gain of swamp eels were 0.68±0.36 g/day for treatment 3 and was higher significantly compared to other treatments. The survival rate of swamp eels was highest in NT2 (63.33%) and lowest in the NT4 (45.73%). The lowest FCR (2.55±1.24) was found for those animals fed with diet contain 35% protein and lower significantly compared to other treatments. There was a significant difference in total length, weight and productivity of pak choi among these treatments (P<0.05). The highest productivity of pak choi was 5,819 g/m2/60days (NT3) and lowest one was found in the NT1 (4,770 g/m2/60 days). In general, dietary protein level of 35% produced good growth rate of swamp eels and high productivity of pak choi. The result suggested that diet contains 35% protein could be used for commercial culture of swamp eels in the aquaponic production system.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng protein khác nhau lên chất lượng nước, tăng trưởng của lươn đồng Monopterus albus (Zwiew, 1793) và năng suất của rau cải thìa (Brassica chinensis) trong mô hình aquaponic. Lươn giống (47,4 g/con) được cho ăn thức ăn với bốn hàm lượng protein khác nhau là 25% (NT1), 30% (NT2), 35% (NT3) và 40% protein (NT4). Lươn được nuôi trong hệ thống tuần hoàn aquaponic kết hợp trồng rau cải thìa. Thí nghiệm được thực hiện trong 60 ngày với hai chu kỳ rau. Kết quả cho thấy NT thức ăn có hàm lượng protein càng cao thì lượng nitrogen càng tăng, đặc biệt là TAN, NO3-N. Tăng trọng tốt nhất của lươn là ở NT3 (0,68±0,36 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của lươn cao nhất ở NT2 là 63,33% và thấp nhất là ở NT4 (45,73%). FCR thấp nhất (2,55±1,24) ở NT3 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tăng trưởng về chiều dài, khối lượng và năng suất của rau ở các NT khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Năng suất cao nhất của cải thìa là 5.819 g/m2/60 ngày (NT3) và thấp nhất là 4.770 g/m2/60 ngày (NT1). Kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn có hàm lượng protein 35% có thể được sử dùng để nuôi lươn thương phẩm kết hợp với cải thìa trong mô hình aquaponic.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Dương Nhựt Long và Phạm Minh Đức, 2020. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên chất lượng nước, tăng trưởng của lươn Monopterus albus (Zwiew, 1793) và cải thìa (Brassica chinensis) trong mô hình aquaponic. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(1B): 143-152.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 28-37.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Đào Minh Hải, Dương Thúy Yên, Võ Nam Sơn, Phạm Minh Đức và Trần Ngọc Hải, 2019. Hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi cầu gai ở vùng biển Kiên Giang, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 38-47.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như, Phạm Minh Đức và Trần Ngọc Hải, 2019. Ảnh hưởng của tảo và mật độ ương lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 67-78.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như và Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2019. Nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(4B): 81-89.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên