Maturation culture and spawning induction of black sea urchin Diadema setosum (Leske, 1778)
Từ khóa:
Cầu gai đen Diadema setosum, nuôi vỗ thành thục, kích thích sinh sản
Keywords:
Black sea urchin, Diadema setosum, maturation culture, spawning induction
ABSTRACT
This study was conducted to determine theappropriate feed for maturation culture and spawning induction method on black sea urchin Diadema setosum. Two experiments were conducted. In the first experiment, sea urchins were fed with three different diets including (1) Seaweed Gracilaria sp., 2) pellet feed, and 3) the combination of sea weed and pellet feed. For the second experiment, four different spawning inductions of injection 1.0 mL KCl (0.5M), temperature shock, UV shock and H2O2 methods were employed to induce spawning of black sea urchin. The result showed that the average survival rate was above 50% in all diets of the first experiment after 90 days. The highest GSI (7.08±2.95%) was found for those animal fed with pellet feed and was significantly different (P<0.05) from those animal fed with sea weed, but did not differ significantly compared to those animal fed with both pellet and sea weed diet. In addition, most of the gonad of sea urchin that fed with diets 2 and 3 were found in maturation stage III and IV. In the second experiment, spawning rate (63.43±4.77%) by using KCl was significantly higher compared to the temperature shock method. No spawning had occurred for those methods of using UV and H2O2 shock. Embryonic processes and hatching took about 27-30 hours after spawning and larval metamorphosis and stage development prior to settlement took more than 25 days.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 thí nghiệm (TN) nhằm xác định được thức ăn thích hợp trong nuôi vỗ thành thục và phương pháp kích thích sinh sản phù hợp cho cầu gai đenDiadema setosum. Ở TN1, cầu gai trưởng thành được cho ăn với 3 nghiệm thức (NT) thức ăn: 100% rong Gracillari sp. (NT1), 100% thức ăn chế biến (NT2) và kết hợp rong và thức ăn chế biến (NT3). TN2 được thực hiện với 4 phương pháp (PP) kích thích sinh sản khác nhau là: Tiêm 1,0 mL kaliclorua (KCl 0,5M), sốc nhiệt, chiếu đèn UV và hydrogen peroxide (H2O2). Kết quả cho thấy sau 90 ngày nuôi tỷ lệ sống cầu gai đạt >50% ở tất cả các NT. Hệ số thành thục sinh dục GSI đạt cao nhất (7,08±2,95%) ở NT2 và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT1 (P<0,05), tuy nhiên không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT3. Tỷ lệ cầu gai đạt các giai đoạn thành thục III và IV chủ yếu ở NT2 và NT3. Kết quả TN2 cho thấy tỷ lệ sinh sản bằng PP tiêm KCl (63,43±4,77%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với PP sốc nhiệt (P<0,05). Tương tự, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở bằng PP sốc nhiệt luôn thấp hơn so với PP tiêm KCl (P<0,05). Không có cầu gai sinh sản ở 2 PP dùng đèn UV và PP dùng H2O2. Thời gian nở từ 27 h đến 30 h, và ấu trùng phát triển qua các giai đoạn trước khi chuyển xuống đáy >25 ngày.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như và Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2019. Nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(4B): 81-89.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Dương Nhựt Long và Phạm Minh Đức, 2020. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên chất lượng nước, tăng trưởng của lươn Monopterus albus (Zwiew, 1793) và cải thìa (Brassica chinensis) trong mô hình aquaponic. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(1B): 143-152.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 28-37.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Đào Minh Hải, Dương Thúy Yên, Võ Nam Sơn, Phạm Minh Đức và Trần Ngọc Hải, 2019. Hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi cầu gai ở vùng biển Kiên Giang, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 38-47.
Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như, Phạm Minh Đức và Trần Ngọc Hải, 2019. Ảnh hưởng của tảo và mật độ ương lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 67-78.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên