Recently many food and food products derived from GMOs (genetically modified organism) have increased in the market. Their harmful effects to public health and the environment were proven in some scientific reports. Therefore the identification of transgenic products being circulated in the market is necessary. Testing on GMOs in foods and feeds is routinely done using molecular techniques. To survey and detect the transgenic products from animal feeds and foods, 10 samples of commercial animal feeds were randomly collected from Binh Duong province and Can Tho city, and 10 formulae of self-mixed animal feeds containing from 1% to 100% transgenic soybean were used in this study. The GMO products were detected by PCR with 4 sets of primers including Lectin, 35S promoter, Bt gen, and Nos terminator. The results showed that in self-mixed animal feeds, 35S promoter and Bt gene primers can detect transgenic products at the levels of 1% and 5%, respectively. In commercial animal feeds, 8 out of 10 products carried the 35S promoter and 7 out of 10 products carried the Nos terminator sequence. The study proved that almost all animal feeds contained transgenic soybean. Four sets of primers namely Lectin, 35S promoter, Bt gen, and Nos terminator can be used effectively in order to detect GMOs.
TóM TắT
Xuất phát từ thực tế những mối lo ngại về các tác hại tiềm tàng của sản phẩm chuyển gen lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, việc tìm ra phương pháp nhận diện các sản phẩm chuyển gen đang được lưu hành trên thị trường là cần thiết. Nhằm mục đích khảo sát khả năng nhận diện các sản phẩm chuyển gen trong các mẫu thư?c ăn chăn nuôi đang được lưu hành trên thị trường ở miền Đông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mười mẫu thức ăn chăn nuôi được thu thập ngẫu nhiên trên thị trường Bình Dương và Cần Thơ, và mười mẫu thức ăn tự phối trộn có chứa sản phẩm chuyển gen với hàm lượng từ 1% đến 100% đã được phân tích. Sản phẩm chuyển gen được nhận diện bằng phương pháp PCR với 4 cặp mồi nhận diện là gen Lectin, 35S promoter, gen Bt và Nos terminator. Kết quả cho thấy các cặp mồi có thể phát hiện sản phẩm chuyển gen ở tỉ lệ 1% (cặp mồi nhận diện 35S promoter) và 5% (cặp mồi nhận diện gen Bt) trên các mẫu thức ăn tự phối trộn. ở các mẫu thức ăn chăn nuôi thương phẩm phát hiện được 8/10 mẫu có mang chuyển gen với sự hiện diện của 35S promoter và 7/10 mẫu với sự hiện diện của Nos terminator. Nghiên cứu cho phép giả định rằng các sản phẩm chuyển gen có trong thức ăn chăn nuôi chủ yếu đến từ nguồn nguyên liệu đậu nành.
Nguyễn Lộc Hiền, Huỳnh Kỳ, Huỳnh Thanh Tùng, Tô Thị Nhựt, 2013. SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ CÂY NGHỆ (CURCUMA SP.) Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 29: 44-51
Nguyễn Lộc Hiền, Tadashi Yoshihashi, Trần Thị Bích Phương, Trần Thanh Xuyên, 2010. Sự ĐA DạNG DI TRUYềN CủA CáC GIốNG ĐậU NàNH RAU NHậT BảN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 51-59
Nguyễn Lộc Hiền, Huỳnh Kỳ, 2015. Nhận diện tính kháng bệnh đốm đen ở cây hoa hồng (Rosa L. Hybrid) bằng chỉ thị phân tử SSR. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 86-90
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên