Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong sáu vùng kinh tế - xã hội và trong bốn vùng động lực, cực tăng trưởng của quốc gia được định hướng đến năm 2050 (Quốc hội, 2023). Ở cực Nam của Tổ quốc, ĐBSCL có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự hết sức trọng yếu đối với cả nước. Vùng đất này có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế nói chung và là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Khác với các vùng khác ở Việt Nam, công nghiệp ở vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung vào chế biến nông sản và thủy sản, tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào sẵn có. Tuy nhiên, cùng với tiến trình hiện đại hóa, ngành công nghiệp chế biến tại đây đang dần chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng. Sự thay đổi về công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp chú trọng vào chất lượng và thương hiệu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tại địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế (Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, 2018). Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, người dân ĐBSCL vẫn duy trì sự ưa chuộng với các kênh phân phối truyền thống như chợ địa phương và cửa hàng tạp hóa, gắn bó với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, dưới tác động của hiện đại hóa, các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và thương mại điện tử dần được mở rộng (Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, 2019; Bộ Công thương, 2022; Cổng thông tin điện tử Sóc Trăng, 2024). Sự xuất hiện của các phương thức này tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giúp người dân tiếp cận với nhiều sản phẩm đa dạng, tiện lợi, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm địa phương. Hướng đi hiện đại hóa này không chỉ nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế mà còn duy trì giá trị văn hóa và bản sắc đặc trưng của vùng sông nước. Việc phân tích hành vi tiêu dùng và thói quen mua sắm của người dân sẽ giúp nhận diện rõ hơn các cơ hội và thách thức, tạo cơ sở để đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển bền vững cho nền kinh tế ĐBSCL, kết hợp các giá trị truyền thống với sự phát triển hiện đại.
Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, 2013. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 102-109
Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Ngọc Vàng, 2012. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23b: 186-193
Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Văn Nhiều Em, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, 2012. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG HÔN NHÂN QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN VÀ HÀN QUỐC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 190-198
Trích dẫn: Lê Nguyễn Đoan Khôi, Huỳnh Châu Khánh và Lê Bảo Toàn, 2017. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ tiền và chi hộ tiền: Trường hợp Bưu điện tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48d: 45-53.
Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013. PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG HÔN NHÂN QUỐC TẾ - TRƯỜNG HỢP PHỤ NỮ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN/HÀN QUỐC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 29: 74-78
Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2015. Phân tích thực trạng và đánh giá nhu cầu tham gia vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 83-90
Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2014. Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội qua các trường đại học tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 91-96
Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2014. MÔ HÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ Y TẾ CỦA CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN QUẬN HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 33: 94-101
Lê Nguyễn Đoan Khôi, Đỗ Hữu Nghị, 2014. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 94-102
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên