This study is aimed at compare the financial efficiency of traditional and organic rice models in two areas in the Mekong Delta. The primary data was collected by interviewing 168 households in Long My district (Hau Giang province) and Tam Binh district (Vinh Long province) where holding similar socio-economic conditions. The standardized profitability Cobb-Douglas model and Binary Logit model were used to analyze and compare financial efficiency, and identify the determinants of willingness to convert to the organic model. The research results indicated that more than 40% of households in the traditional model are willing to convert to an organic model. Cobb-Douglas function was employed to estimate the determinants of profit including standardized price of potassium, pesticides, and production area. Moreover, the Binary Logit model indicated that household head age increases the probability of willingness to convert from the traditional model to the organic model, while the production area and revenue of the traditional model reduce this probability. Based on the research results, this study then proposed some solutions and policy implications to improve the efficiency of rice production and enhance motivations for conversion to organic models.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính của mô hình truyền thống và mô hình lúa hữu cơ ở hai khu vực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 168 nông hộ trên địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có điều kiện sản xuất tương đồng. Các chỉ số tài chính, hàm lợi nhuận Cobb-Douglas và mô hình nhị phân Logit được sử dụng để đánh giá và so sánh hiệu quả tài chính, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình hữu cơ của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 40% các nông hộ ở mô hình truyền thống sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình hữu cơ. Hàm lợi nhuận Cobb-Douglas được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình truyền thống bao gồm: giá chuẩn hóa của phân kali, thuốc và diện tích. Ngoài ra, mô hình nhị phân Logit được dùng để xác định biến tuổi làm tăng xác suất đồng ý chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình hữu cơ trong khi biến diện tích và doanh thu của mô hình truyền thống làm giảm xác suất này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số giải pháp và ngụ ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và tạo động cơ chuyển đổi sang mô hình hữu cơ.
Trích dẫn: Khổng Tiến Dũng, 2020. Hiệu quả tài chính và sự sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình lúa hữu cơ của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5D): 218-226.
Khổng Tiến Dũng, Phạm Lê Thông, 2014. Các yếu tố Ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân Ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 81-90
Tạp chí: International Conference on Global Practice of Multidisciplinary Scientific Studies-III Turkish Republic of Northern Cyprus, November 15-17, 2022
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên