Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu tận dụng dinh dưỡng của nước thải biogas tạo phân hữu cơ dạng lỏng và phân hữu cơ rắn góp phần giảm nước thải biogas xả trực tiếp ra các thủy vực và bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Nước thải biogas được đánh giá thành phần lý hóa sinh rồi phối trộn với các vật liệu là dịch cá và vi sinh vật có ích để tạo phân hữu cơ dạng lỏng và cho hấp thụ vào xỉ than rồi phối trộn với bã bùn mía để tạo phân hữu cơ rắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy phối trộn nước thải hầm ủ biogas và dịch cá với tỷ lệ 60:40 và bổ sung các vi sinh vật có lợi tạo phân hữu cơ lỏng đạt tiêu chuẩn. Trong khi phân hữu cơ rắn đạt tiêu chuẩn có tỷ lệ phối trộn là 70% bã bùn mía : 30% xỉ than đã hấp thu nước thải biogas có bổ sung thêm 16,7% bột cá cùng các vi sinh vật có lợi. Nhiệt độ bảo quản đảm bảo thành phần và chất lượng 2 loại phân hữu cơ này là 30oC.
Châu Thị Anh Thy, Võ Công Thành, Tăng Đức Hùng, 2005. TUYỂN CHỌN GIỐNG KHOAI LANG HỒNG ĐÀO VÀ TÍM NHẬT THEO HƯỚNG NĂNG SUẤT CAO VÀ CHẤT LƯỢNG NGON BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 04: 102-108
Trích dẫn: Châu Thị Anh Thy và Nguyễn Khởi Nghĩa, 2020. Ảnh hưởng của bã cà phê tươi lên sinh trưởng, năng suất lúa, đặc tính hóa và sinh học đất phèn (Thionic Fluvisols) từ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 119-129.
Trích dẫn: Châu Thị Anh Thy và Võ Thị Gương, 2020. Sự bạc màu đất đồng Bằng sông Cửu Long - Biện pháp quản lý. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 201-208.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên