Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát khả năng hòa tan lân dưới một số điều kiện môi trường khác nhau và đối kháng với nấm bệnh Fusarium solani của dòng nấm Aspergillus niger H4.7 (H4.7) được phân lập từ đất nông nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng ở điều kiện phòng thí nghiệm. Việc khảo sát khả năng hòa tan lân dưới các điều kiện môi trường gồm pH, nồng độ muối NaCl và các dạng lân khó tan khác (FePO4 và AlPO4) được thực hiện trong môi trường NBRIP lỏng, trong khi thí nghiệm khảo sát khả năng đối kháng của dòng nấm H4.7 với dòng nấm Fusarium solani gây bệnh hại cây trồng được thực hiện trên môi trường PDA. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng nấm H4.7 có khả năng hòa tan lân tốt trong môi trường nuôi cấy có pH=7, không bổ sung NaCl và hòa tan tốt các dạng lân khó tan theo thứ tự Ca3(PO4)2 > FePO4 > AlPO4. Ngoài ra, dòng nấm này còn có khả năng đối kháng tốt với dòng nấm Fusarium solani, đặc biệt ở thời điểm 5 ngày sau bố trí với hiệu suất đối kháng đạt 49,2%.
Châu Thị Anh Thy, Võ Công Thành, Tăng Đức Hùng, 2005. TUYỂN CHỌN GIỐNG KHOAI LANG HỒNG ĐÀO VÀ TÍM NHẬT THEO HƯỚNG NĂNG SUẤT CAO VÀ CHẤT LƯỢNG NGON BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 04: 102-108
Trích dẫn: Châu Thị Anh Thy và Nguyễn Khởi Nghĩa, 2020. Ảnh hưởng của bã cà phê tươi lên sinh trưởng, năng suất lúa, đặc tính hóa và sinh học đất phèn (Thionic Fluvisols) từ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 119-129.
Trích dẫn: Châu Thị Anh Thy và Võ Thị Gương, 2020. Sự bạc màu đất đồng Bằng sông Cửu Long - Biện pháp quản lý. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 201-208.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên