Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 201-208
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 16/01/2020
Ngày nhận bài sửa: 22/03/2020

Ngày duyệt đăng: 11/05/2020

 

Title:

Soil degradation in the Mekong Delta - Challenges and potential solutions

Từ khóa:

Hóa lý- sinh học đất, phân hữu cơ vi sinh, quản lý chất lượng đất, sự bạc màu đất

Keywords:

Bio-organic fertilizer, soil bio-physicochemical properties, soil quality management, soil degradation

ABSTRACT

Soil degradation is of great concern in the world due to its adverse impact on food security. In the Mekong Delta (MD), degraded agricultural soils were evaluated through soil quality indicators related to physical chemical and biological soil properties. Degraded soils have been clearly exposed in the triple-rice cropping system, top soil lost of rice fields, old constructed raised beds of fruit orchards. One of the effect factors can be due to farmers' inappropriate farming technique and nutrient management such as high dose of inorganic N, P fertilization, unbalanced nutrients, little or no use of organic fertilizers resulted in a reduction of soil supplying nutrient capacity, increasing soil-borne diseases, reducing crop yields. Our studies in MD indicated that using compost, bio-organic fertilizers which were composted in the right way, combining balanced inorganic fertilizers, were very effective ways to improve and to prevent soil degradation. This way of management needs to be recommended and developed. It’s very important and needs the involvement and action of soil scientists, fertilizer producers, agricultural managers and farmers for the successful of sustainable agricultural development and friendly environment in MD.

TÓM TẮT

Sự bạc màu đất rất được quan tâm trên thế giới do tác động bất lợi đến an ninh lương thực. Sự bạc màu đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng đất thể hiện sự bạc màu đất về mặt hóa lý, và sinh học đất. Sự bạc màu đất rõ nét trong hệ thống canh tác lúa ba vụ, ruộng lúa bị mất tầng đất mặt, trên vườn cây ăn trái có tuổi liếp lâu năm. Bạc màu đất do kỹ thuật canh tác và quản lý dinh dưỡng đất chưa phù hợp của nông dân như bón phân vô cơ với lượng N, P cao, không cân đối dưỡng chất, rất ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ đưa đến giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất, tăng bệnh hại phát sinh từ đất, năng suất cây trồng giảm thấp. Kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL cho thấy bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh được ủ hoai, đúng phương pháp, kết hợp bón phân vô cơ cân đối giữa N, P và K là biện pháp rất hữu hiệu giúp cải thiện và ngăn chặn sự bạc màu đất. Biện pháp quản lý này cần được phát triển. Để đạt hiệu quả cao, không chỉ riêng vai trò của các nhà khoa học đất, mà cần có sự quan tâm hành động của các nhà sản xuất phân bón, nhà quản lý nhằm góp phần thành công cho sự phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường ở ĐBSCL.

Trích dẫn: Châu Thị Anh Thy và Võ Thị Gương, 2020. Sự bạc màu đất đồng Bằng sông Cửu Long -
Biện pháp quản lý. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 201-208.

Các bài báo khác
Số 04 (2005) Trang: 102-108
Tải về
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 119-129
Tải về
Vol. 54, No. 8 (2018) Trang: 70-80
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...