Đề tài ''Khảo sát khả năng phối hợp của vi khuẩn dạ cỏ dê với nhóm vi khuẩn dạ cỏ bò để phân giải bã mía trong điều kiện in vitro'' được thực hiện nhằm tuyển chọn một nhóm vi khuẩn thích hợp để ứng dụng làm tăng hiệu suất phân giải bã mía. Bốn dòng vi khuẩn đã được phân lập và tuyển chọn từ dạ cỏ dê bao gồm DD9, DD5, DD7 và DD13 được phối hợp với nhau để khảo sát hoạt tính phân giải bã mía. Kết quả cho thấy tổ hợp giữa 2 dòng vi khuẩn DD9 và DD7 cho thấy phân giải bã mía hiệu quả nhất với đường kính vòng tròn thủy phân lớn nhất 27 mm và phần trăm DM bã mía được phân giải là 11,13%. Kết quả khuếch đại đoạn gien 16S ArRN của DD9 và DD7 bằng cặp mồi 8F và 1492R bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự bằng máy giải trình tự tự động cho thấy dòng DD9 và DD7 lần lượt đồng hình ở mức độ 94% với dòng Bacillus subtilis RC24 và 92% với dòng Bacillus subtilis BA3-1A. Tuy nhiên, trong điều kiện in vitro, chỉ có dòng vi khuẩn DD9 cho thấy có khả năng phối hợp với tổ hợp 3 dòng vi khuẩn đã được tuyển chọn từ dạ cỏ bò BM13, BM21 và BM49 (lần lượt tương đồng với các dòng vi khuẩn JQ923444 Achromobacter xylosoxidans strain BL6, JQ410786 Bacillus subtilis strain S2O, EF530208 Bacillus subtilis strain FS321 ở mức 91%, 94% và 94%) theo tỷ lệ 1:3 cho hiệu suất phân giải bã mía cao nhất thể hiện với tỷ lệ phân giải DM, xenluloza, hemixenluloza lần lượt là 21,27%; 8,17%; 10,22%.
Trích dẫn: Võ Văn Song Toàn, Lê Tấn Hòa, Nguyễn Thị Cẩm Giang, Kim Thị Thu Xương, Trương Thị Thanh Tuyền, Lê Ngọc Tuyết, Nguyễn Ngọc Phương Vy, Dương Thị Hương Giang và Trần Nhân Dũng, 2019. Ứng dụng lysozyme để tạo chế phẩm bột oligosaccharide từ vỏ tôm thẻ chân trắng (Litopennaeus vannamei). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(1): 111-118.
Võ Văn Song Toàn, Bùi Thị Ngọc Hân, Nguyễn Lê Bảo Trân, Hồ Quảng Đồ, Trần Nhân Dũng, 2014. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN NẤM MEN ĐỂ LÊN MEN CỒN TỪ BÃ MÍA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 149-157
Trích dẫn: Võ Văn Song Toàn, Tào Việt Hà, Nguyễn Thị Bảo Trân, Nguyễn Trương và Nguyễn Huỳnh Khánh Duy, 2020. Sử dụng bột thân thanh long (Hylocerus undatus) để lên men chua bằng vi khuẩn Bacillus spp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4B): 61-70.
Trích dẫn: Võ Văn Song Toàn, Nguyễn Việt Hưng, Võ Trung Nghĩa và Trần Nhân Dũng, 2016. Ứng dụng bromelain để sản xuất bột giàu đạm amin từ vỏ đầu tôm (Litopenaeus vannamei). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45b: 7-15.
Trích dẫn: Võ Văn Song Toàn, Đỗ Thị Cẩm Hường, Hồ Quảng Đồ và Trần Nhân Dũng, 2017. Phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn dạ cỏ của bò để phân giải bột bã mía trong điều kiện in vitro. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48b: 71-80.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên