Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
56 (2019) Trang: 48-52
Tạp chí: Khoa Học Đất
Liên kết:

Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá chất lượng nước dưới đất (NDĐ) tầng Holocene và tầng Pleistocene sau đó tiến hành đánh giá chất lượng nước và xây dựng bản đồ chất lượng NDĐ theo yếu tố mặn nhằm hỗ trợ các mục đích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản là một căn cứ để quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 2 đợt, đợt 1 đo nhanh các chỉ tiêu pH, TDS, SAL kết hợp lấy mẫu nước tầng Holocene tại 9 điểm trong khu vực nghiên cứu để phân tích các chỉ tiêu Na+, Ca2+, N-NO2-, N-NO3-, Cl- tại phòng thí nghiệm, đợt 2 tiến hành đo nhanh các chỉ tiêu như: pH, TDS, SAL tầng Pleistocene vào thời điểm mùa khô năm 2018 và 2019. Bộ số liệu phân tích và đo nhanh chất lượng nước được so sánh với các Quy chuẩn Việt Nam và ước lượng GWQI (groundwater water quality index), kết quả cho thấy phần lớn NDĐ tầng Holocen tại huyện Ba Tri bị nhiễm Cl- trong nước là chủ yếu. Giá trị pH tại tất cả các điểm phân tích chi tiết đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 09:2015/BTNMT. Ngoài ra, còn phân loại được loại NDĐ bởi các cân bằng mạnh yếu của ion bằng phương pháp xây dựng biểu đồ Piper. Nghiên cứu tìm ra sự phân bố các ion và cation theo thứ tự Ca – Mg – Cl – SO4 tại tầng Holocen khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, phát hiện có các hỗn hợp muối Ca – Mg – Cl tại tầng này. Bằng phương pháp GIS, nghiên cứu xây dựng bản đồ chất lượng NDĐ bằng cách lập bản đồ chỉ số các khu vực có chất lượng nước cao và thấp sử dụng công cụ QGIS và cuối cùng xây dựng bản đồ diễn biến mặn tại hai tầng chứa nước Holocen và Pleistocene tại khu vực nghiên cứu bằng phương pháp nội suy không gian trong QGIS. Nghiên cứu cũng tìm ra tầng Holocen nước không bị nhiễm mặn đảm bảo cho mục đích sử dụng của người dân tại địa phương. Tuy nhiên, tầng Pleistocene có độ mặn cao với dao động từ 4ppt đến 9ppt, một số vùng độ mặn lên đến 17ppt. Kết quả xây dựng được cơ sở dữ liệu GIS bản đồ chất lượng NDĐ và diễn biến mặn sẽ cùng hỗ trợ tích cực trong công tác quy hoạch sử dụng đất xét theo tính chất nguồn tài nguyên NDĐ tại khu vực nghiên cứu.

Các bài báo khác
Vol. 54, No. 5 (2018) Trang: 45-51
Tải về
Nguyễn Hiếu Trung (2021) Trang: 54-83
Tạp chí: Thích ứng và quản lý các rủi ro ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên Đồng Bằng Sông Cửu Long
(2014) Trang: 624-625
Tạp chí: The National Congress of Agriculture, Rural Engineering Society 2014
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...