Nghiên cứu này nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nước trong mô hình tôm – rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau trong 12 tháng. Mẫu nước được thu hàng tháng tại 9 đầm tôm. Kết quả ghi nhận chất lượng môi trường nước trong các đầm tôm – rừng khá biến động, đặc biệt vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 trong năm. Tuy nhiên, các chỉ số vẫn trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng của tôm, cua hay các đối tượng khác trong đầm. Độ mặn tại các ao nuôi khá cao, trung bình là 27,8±3,7‰, dao động từ 15,7~34,0‰. Các hàm lượng đạm (TAN:NH3/NH4+, NO2-; NO3-) và lân (PO43-) hòa tan trong nước ở mức thấp. Khí H2S trong nước ở mức thấp, không ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật. Diện tích rừng trong ao nuôi ảnh hưởng đến hàm lượng TN, TP và chlorophyll-a trong nước, có thể gây phú dưỡng, ô nhiễm thủy vực. Hàm lượng TSS khá cao nên chú ý khi lấy nước vào ao nuôi, đặc biệt vào các thời điểm thả giống.
Trích dẫn: Trần Trung Giang, Aina Ayotunde Oluwadamilare, Âu Văn Hóa, Huỳnh Trường Giang, Trương Quốc Phú, Minoru Wada và Vũ Ngọc Út, 2020. Đánh giá chất lượng nước trong khu vực nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 112-120.
Tạp chí: Hội nghị khoa học trẻ Thủy Sản toàn quốc lần thứ IV, tổ chức tại VIện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy Sản III-Nha Trang, ngày 12 tháng 10 na9m 2015
Tạp chí: Towards sustainability, advanced technology and community enhancement -5 th IFS 2015 International Fisheries Symposium 1 st-4th December 2015 at THe Gurney Hotel, Penang, Malaysia
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên