Khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, tuy nhiên cũng thuận lợi cho nhiều loài nấm bệnh phát triển, trong đó hai loài nấm Sclerotiumrolfsii vàFusarium sp. phổ biến gây thiệt hại đáng kể về năng suất và chất lượng nông sản, ảnh hưởng đến kinh tế. Hiện nay, để quản lý bệnh do hai loài nấm này gây ra, đa số người dân sử dụng các loại thuốc hóa học, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập, làm thuần, tuyển chọn một số chủng nấm vùng rễ các loại rau màu có khả năng đối kháng với S.rolfsii và Fusarium sp. gây hại cây trồng và định danh chủng nấm vùng rễ hiệu quả nhất. Kết quả từ 150 mẫu đất thu thập ở các ruộng rau màu tại tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ, 35 chủng nấm vùng rễ được phân lập, trong đó 18 chủng có khả năng đối kháng. Trong 18 chủng nấm rễ đối kháng có 5 chủng thể hiện khả năng đối kháng tốt với S.rolfsii là AGND-1301, CTND-2102, AGND-0701, AGND-0101 và CTND-2602, với hiệu suất đối trung bình qua 7 ngày thí nghiệm lần lượt là 40,19%, 36,00%, 32,64%, 32,55% và 29,24%. Năm chủng nấm này được tiếp tục đánh giá khả năng đối kháng với nấm Fusarium sp. Kết quả cả 5 chủng đều thể hiện khả năng đối kháng tốt với nấm Fusarium sp., trong đó chủng AGND-1301 có hiệu suất đối kháng tốt nhất qua 7 ngày, đạt 66,14%. Chủng AGND-1301 có đặc điểm đặc trưng là khuẩn lạc có màu xanh nhạt khi phát triển trên môi trường PDA, rìa khuẩn lạc đều và phẳng, phát triển có vòng đồng tâm, sợi nấm tơ, mịn và mọc dày đặc trên môi trường, tốc độ tăng trưởng khuẩn lạc trung bình 5,92 mm/ngày. Chủng AGND-1301 được định danh là T. harzianum.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên