Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
4 (2015) Trang: 36-42
Tạp chí: Khoa Học Kỹ Thuật Thú y
Liên kết: www.tapchithuy.com

Tình hình nhiễm xoắn khuẩn leptospira trên chó và chuột cống tại thành phố Cần Thơ được xác định bằng phản ứng vi ngưng kết (MAT- microscopic agglutination test) với 24 chủng (serovar) thuộc 18 nhóm kháng nguyên (serogroup) leptospira sống. Kết quả khảo sát cho thấy 27/135 (20,00%) chó và 17/44 (38,63%) chuột có kháng thể kháng ít nhất 1 chủng leptospira. Trên chó có 14 serogroup leptospira khác nhau lưu hành trên chó, nhưng ở chuột cống chỉ có 8 serogroup. Hai serogroup hiện diện phổ biến nhất trên chuột là: Pyrogenes (58,82%) và Panama (52,94%), trong khi đó chó nhiễm nhiều nhất là Icterohaemorhaegiae (48,14%) và tiếp theo là Husbridge (40,74%). Chó > 6  năm tuổi có tỷ lệ  nhiễm leptospira cao nhất (24%) và thấp nhất ở chó < 1 năm tuổi (15,79%). Tỷ lệ nhiễm ở chó nuôi thả (31,03%) cao hơn chó nuôi nhốt (11,69%). Có 17/27 (62,97%) chó nhiễm 1 serogroup và 10/27 (37,03%) chó nhiễm nhiều serogroup, trong đó có 1 chó nhiễm tới 6 serogroup (3,70%). Có 7/17 (41,18%) chuột cống nhiễm với 1 serogroup và 10/17 (58,82%) nhiễm nhiều serogroup, trong đó có 1 chuột nhiễm tới 6 serogroup (5,88%). Kết quả khảo sát của chúng tôi đã chứng minh sự lưu hành cao của leptospirosis ở chó và chuột cống ở thành phố Cần Thơ và cảnh báo vai trò lưu giữ leptospira ở hai loài động vật này, có thể lây truyền sang người và  loài động vật khác trong khu vực. 

Các bài báo khác
Số 17a (2011) Trang: 141-145
Tải về
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 91-94
Tải về
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 95-98
Tải về
XXXI (2024) Trang: 42-47
Tạp chí: Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
8 (2013) Trang: 25
Tạp chí: KHKKT thú y
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...