Dựa vào kết quả xác định ion-đồ ở 702 chó bị rối loạn tiêu hóa được đưa tới điều trị tại Bệnh xá Thú y, trường Đại học Cần Thơ thấy có 223 chó có nhu cầu truyền dịch, chiếm tỷ lệ 31,76%. Trong số này, nhóm chó có triệu chứng ói+tiêu chảy (61,43%) và nhóm có mức độ mất nước 4-5% (31,76%) chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm chỉ có triệu chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,49%). Chỉ tiêu PCV tăng dần theo mức độ mất nước từ 0 đến 7%, sau đó hơi bị giảm xuống ở mức mất nước 8-10%. Chỉ số ion Na+ và K+ đều giảm thấp ở cả 4 mức độ mất nước, trong khi chỉ số Cl- tăng không đáng kể so với giới hạn sinh lý. Ở mức độ mất nước 0 – 7 % tổng lượng dịch cần phải cung cấp giao động từ 46 đến 49 ml/kg/ngày và ở mức 8 – 10 % tổng lượng dịch cần phải truyền là 52 ml/kg/ngày.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Bé Mười, Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Châu Nguyệt Anh, 2016. Sự lưu hành của Leptospira trên chó tại tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 91-94.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Bé Mười và Hồ Thị Việt Thu, 2016. Khảo sát tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột (Rattus novergicus và Rattus rattus) tại tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 95-98.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên