Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên kết quả phân tích các mẫu giun đất thu trong 4 năm (2012–2016) từ 4 sinh cảnh rừng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày và bãi hoang của các vùng núi thấp, đồi và đồng bằng ở tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy, có 24 loài giun đất thuộc 7 giống, 3 họ được ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, gần đây đã có 7 loài được mô tả mới cho khoa học từ khu hệ này, đó là Polypheretima cattienensis, Po. militium, Po. cordata, Metaphire mangophiloides, M. malayanoides, M. grandiverticulata và M. xuanlocensis. Họ Megascolecidae chiếm ưu thế với 22 (chiếm 91,67%). Có 3 loài ưu thế là Amynthas polychaetiferus, Metaphire campanulata và Pontoscolex corethrurus. Đến thời điểm hiện nay, vùng đồi có sự đa dạng cao nhất (20 loài, H’ = 3,37), có lẽ đây là nơi chuyển tiếp giữa núi thấp và đồng bằng. So sánh chỉ số đa dạng (H’) của giun đất có giá trị giảm dần, cụ thể sinh cảnh đất trồng cây lâu năm (H’ = 3,33), n bãi hoang (H’ = 3,25), đất trồng cây ngắn ngày (H’= 3,16) và sinh cảnh rừng (H’ = 3,06).
Trích dẫn: Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Đức Anh, Phan Thanh Quốc và Nguyễn Thanh Tùng, 2020. Đa dạng loài và mối quan hệ di truyền giữa các loài giun đất ở tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2A): 11-20.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên