Nghiên cứu đánh giá hiệu quả chọn lọc giống cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) được thực hiện qua hai giai đoạn ương và nuôi giữa đàn cá chọn lọc và đàn cá ngẫu nhiên. Kết quả ương sau 2,5 tháng đàn cá chọn lọc có khối lượng (9,19 ± 1,77 g/con), tỉ lệ sống (29,7 ± 2,1%), hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) (1,22 ± 0,01) và năng suất cá ương (13.663 ± 1.453 kg/ha) tốt hơn (P < 0,05) so với đàn cá ngẫu nhiên (các chỉ tiêu lần lượt là 7,47 ± 1,49 g/con, 21,3 ± 3,1%, 1,33 ± 0,01 và 7.980 ± 1.326 kg/ha). Ở giai đoạn nuôi (7 tháng) đàn cá chọn lọc tiếp tục thể hiện tăng trưởng (143,1 ± 17,7 g/con), tỉ lệ sống (88,7±1,53%), FCR (2,12 ± 0,05) và năng suất (38.051 ± 668 kg/ha) khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) so với đàn cá ngẫu nhiên (132,4 ± 15,3 g/con, 82,7 ± 3,06%, 2,29 ± 0,02 và 31.632 ± 563 kg/ha). Hệ số biến động (CV) giữa hai đàn cá khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05) ở giai đoạn ương và nuôi, hệ số di truyền của cá sặc rằn là 0,75 (± 0,21). Như vậy, đàn cá sặc rằn chọn lọc tập hợp nhiều yếu tố tăng trưởng nhanh góp phần tạo ra con giống chất lượng, cung cấp hiệu quả cho các mô hình nuôi tốt hơn so với đàn cá ngẫu nhiên.
Trích dẫn: Nguyễn Hoàng Thanh, Dương Nhựt Long và Dương Thúy Yên, 2019. So sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) giai đoạn ương giống từ ba nguồn cá bố mẹ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 96-102.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên