Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn ở giai đoạn nuôi thương phẩm. Cá giống từ ba nguồn cá bố mẹ: cá nuôi ở Đồng Tháp (ĐT) và hai nguồn cá tự nhiên từ Cà Mau (CM) và Kiên Giang (KG) đã được ương 2,5 tháng, có khối lượng 5,84 -7,30 g. Cá được nuôi thương phẩm trong 6 ao (200 m2/ao) với mật độ 20 con/m2. Sau 7 tháng, khối lượng cá nguồn ĐT đạt cao nhất (117,2 ± 34,9 g), khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với cá nguồn CM (95,7 ± 17,7 g) và KG (104,6 ± 30,3 g). Nguồn cá ĐT có tỉ lệ sống (89,8 ± 3,5%) khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với nguồn CM nhưng không khác biệt so với nguồn KG. Hai nguồn cá tự nhiên CM và KG tương đương nhau về tỉ lệ sống (80,9% và 85,5%) (p > 0,05). Hệ số thức ăn của ba nguồn cá tương đương nhau (p > 0,05), dao động 2,08 - 2,26. Năng suất cá sặc rằn nuôi từ nguồn ĐT (21.034 ± 479 kg/ha) cao hơn có ý nghĩa so với nguồn CM (14.335 ± 400 kg/ha) và KG (15.957 ± 2.318 kg/ha) (p < 0,05).
Trích dẫn: Nguyễn Hoàng Thanh, Dương Nhựt Long và Dương Thúy Yên, 2019. So sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) giai đoạn ương giống từ ba nguồn cá bố mẹ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 96-102.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên