Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số 3 (2019) Trang: 96-102
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 06/11/2018

Ngày nhận bài sửa: 18/05/2019

Ngày duyệt đăng: 28/06/2019

 

Title:

Comparison on growth and survival rates of snakeskin gourami (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) fingerlings propagated from different broodstock sources

Từ khóa:

Cá sặc rằn, tăng trưởng, tỉ lệ sống, Trichopodus pectoralis, ương cá giống

Keywords:

growth, nursing stage, snakeskin gourami, survival rate, Trichopodus pectoralis

ABSTRACT

The study was aimed to evaluate effects of broodstock sources on growth and survival rate of snakeskin gourami in the nursing stage. Three sources of broodstock including cultured fish in Dong Thap, wild fish in Ca Mau and Kien Giang provinces were reared for three months in hapas. The fry were artificially propagated from 15 pairs of breeders of each sources and kept separate by families during incubation. After 24 hours, the fry were pooled by broodstock sources (3 treatments) and stocked in 6 ponds (area of 200m2/pond) at the density of 500 fry/m2. After 2.5 months of rearing, the final mean weight of fingerlings from Dong Thap, Kien Giang and Ca Mau were 9.26 ± 1.18 g, 6.43 ± 1.07g and 4.13 ± 1.2 g, respectively. Dong Thap fish had the highest growth and the most uniform size, significantly different from Ca Mau and Kien Giang fish (P<0.05). However, survival rate of Dong Thap fish (22.3 ± 1.3%) was lower than that of Kien Giang (27.6 ± 1.7%) (P=0.06) and Ca Mau (26.2 ± 1.1%) (P=0.13). Feed conversion ratios were similar (P>0.05) among treatments (from 1.16 to 1.20). The fingerling yields were not significantly different among three sources, averaged from 4,654 to 5,214 kg/ha. Research results of fry from Dong Thap broodstock faster grow than those of Kien Giang and Ca Mau sources.

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn ở giai đoạn ương giống. Cá bố mẹ từ ba nguồn: cá nuôi Đồng Tháp, cá tự nhiên Cà Mau và Kiên Giang đã được nuôi vỗ 3 tháng trong giai. Cá bột được sinh sản nhân tạo từ 15 cặp bố mẹ của mỗi nguồn và ấp riêng theo từng cặp. Sau khi nở 24 giờ, cá bột được gom lại theo 3 nghiệm thức (nguồn cá) và được bố trí trong 6 ao (diện tích mỗi ao 200 m2) với mật độ 500 con/m2. Sau 2,5 tháng ương, khối lượng trung bình của cá Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau lần lượt là 9,26 ± 1,18 g, 6,43 ± 1,07g và 4,13 ± 1,2 g. Cá Đồng Tháp tăng trưởng nhanh nhất và đồng đều nhất, khác biệt có ý nghĩa so với hai nguồn cá còn lại (P<0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ sống của cá Đồng Tháp (22,3 ± 1,3%) thấp hơn so với cá Kiên Giang (27,6 ± 1,7%) (P=0,06) và Cà Mau (26,2 ± 1,1%) (P=0,13). Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá tương đương (P>0,05) ở ba nghiệm thức (từ 1,16 đến 1,20). Năng suất cá sặc rằn khác biệt không có ý nghĩa giữa ba nguồn cá, trung bình từ 4.654 đến 5.214 kg/ha. Kết quả nghiên cứu nguồn cá bột từ cá bố mẹ Đồng Tháp cho tăng trưởng nhanh hơn so với nguồn Kiên Giang và Cà Mau.

Trích dẫn: Nguyễn Hoàng Thanh, Dương Nhựt Long và Dương Thúy Yên, 2019. So sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) giai đoạn ương giống từ ba nguồn cá bố mẹ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 96-102.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...