Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các tầng chẩn đoán đặc tính chẩn đoán và vật liệu chẩn đoán qua đó thành lập bản đồ đất tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng các các phương pháp như thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích mẫu đất, phân loại đất và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Kết quả đã xác định được ở An Giang 4 tầng chẩn đoán (Mollic, Umbric, Plinthic và Sulfuric); 5 đặc tính chẩn đoán (Gleyic, EpiProtoThionic, EndoProtoThionic, EndoOrthiThionic và Haplic) và 2 vật liệu chẩn đoán là Fluvic và Sulfidic. Bên cạnh đó đã cập nhật được bản đồ đất với 15 biểu loại đất thuộc 7 nhóm đất chính: Nhóm Arenosols (Haplic Arenosols); Nhóm Fluvisols (Gleyic Fluvisols (Eutric), Gleyic Fluvisols (EndoOrthiThionic), Haplic Fluvisols, Umbric Fluvisols (EpiProtoThionic)); Nhóm Gleysols (Mollic Gleysols, Mollic Gleysols (Eutric), Umbric Gleysols (EndoOrthiThionic), Umbric Gleysols (EndoProtoThionic)); Nhóm Histosols (Histosols (EndoProtoThionic)); Nhóm Leptosols (Lithic Leptosols (Dystric)); Nhóm Plintosols (Haplic Plinthosols, Haplic Plinthosols (Albic), Umbric Plinthosols (Albic)) và Nhóm Regosols (Anthropic Regosols).
Tạp chí: International Conference on GeoInformatics for Spatial - Infracstructure Development in Earth & Allied Sciences at Can Tho University, 22nd – 25th November 2018
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên