Ứng dụng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein chọn lọc những hạt có hàm lượng amylose thấp, dựa trên mức độ ăn màu của băng waxy và nhận diện khả năng kháng rầy nâu qua 2 dấu phân tử SSR (B121vàRM5749). Thí nghiệm đánh giá độ thuần, năng suất và chất lượng các dòng thực hiện từ năm 2016 đến 2017 và đánh giá năng suất giống được lọc thuần thực hiện từ năm 2017 đến 2018. Từ kết quả ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm, đã lọc thuần thành công giống lúa Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2 thích nghi vùng canh tác lúa tôm và lúa cá. Thời gian sạ của hai giống này từ 15/8 - 15/9, thu hoạch tháng 12, chiều cao 106 - 110 cm, trọng lượng 1.000 hạt từ 22 - 24 g, thuộc nhóm gạo dài, tỷ lệ bạc bụng thấp (7 - 10%) mềm cơm (amylose 20,7 - 21,4%); năng suất 3,8 - 3,9 tấn/ha; kháng đạo ôn và có gen kháng rầy nâu.
Trần Hữu Phúc, Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, 2013. CẢI THIỆN GIỐNG LÚA MTL (MIỀN TÂY LÚA) SIÊU NGẮN NGÀY (80-85 NGÀY). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 117-124
Trần Hữu Phúc, Võ Công Thành, Nguyễn Thành Tâm, 2012. THANH LỌC HAI GIỐNG LÚA MÙA CHỦ LỰC MỘT BỤI LÙN (ORYZA SATIVA) VÀ CHÍN TÈO (ORYZA SATIVA) CỦA CÁC TỈNH BẠC LIÊU, KIÊN GIANG VÀ CÀ MAU BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE PROTEIN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 26-36
Trích dẫn: Trần Hữu Phúc, Vũ Anh Pháp, Nguyễn Lam Minh, Trần Thị Xuân Mai và Phạm Văn Mịch, 2018. Nhận diện và đánh giá tính chống chịu mặn của các giống lúa mùa dựa trên dấu phân tử SSR (Simple Sequence Repeats). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6B): 82-89.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên