Identification and assessment of salt tolerance in rice varieties based on Simple Sequence Repeats (SSR) markers
Từ khóa:
Lúa mùa chịu mặn, RM3412, RM493
Keywords:
RM3412, RM493, salt tolerant rice varieties
ABSTRACT
To identify molecular markers linked to salt-tolerant gene of rice, both phenotypic and genotypic evaluation of salt tolerance were performed atseedling stage. The phenotypic screening forsalinity stress at EC=12 mS/cm was doneusing the standard protocol of the International Rice Research Institute. About 23.7% of rice varieties were identified as salt tolerant, 28.9% were moderately tolerant, 39.5% were susceptible and 7.9% were highly susceptible. Two SSR markers (RM493 and RM3412) have shown the ability (over 70%) for salt tolerant identification in all groups. Additionally, 36 rice varieties were grouped into 7 major clusters by UPGMA method based on these markers. Most of tolerant genotypes belonged to cluster I while moderately tolerant genotypes were in cluster II and III. From clusters IV to VII included susceptible and highly susceptible genotypes. These results indicated that RM493 and RM3412 were useful for marker assisted selection at seedling stage.
TÓM TẮT
Để nhận diện dấu phân tử liên kết chặt với gen chịu mặn các giống lúa mùa, cả kiểu hình và kiểu gen chịu mặn giai đoạn mạ, nhóm nghiên cứu đã thanh lọc tính chịu mặn ở mức EC = 12 mS/cm theo quy trình của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế. Kết quả thí nghiệm có 23,7% giống được đánh giá là chịu mặn, 28,9% chịu mặn trung bình, 39,5% nhiễm mặn và 7,9% rất nhiễm mặn. Về kiểu gen, 2 dấu phân tử các chuỗi lặp lại đơn (simple sequence repeats-SSR) là RM493 và RM3412được chọn để nhận diện kiểu gen chịu mặn. Hiệu quả đánh giá bằng RM493 và RM3412 đạt từ 70% trở lên ở tất cả các nhóm cấp độ chịu mặn. Dựa trên hai dấu SSR này, 36 giống lúa mùa được chia thành 7 nhóm chính theo phương pháp UPGMA. Nhóm I có các giống có khả năng chịu mặn khá. Các giống có kiểu gen chịu mặn trung bình hầu hết thuộc nhóm II và III. Các kiểu gen nhiễm và rất nhiễm mặn thuộc các nhóm từ IV đến VII. Kết quả RM493 và RM3412 là dấu phân tử hữu ích trong chọn lọc các giống lúa mùa chịu mặn.
Trích dẫn: Trần Hữu Phúc, Vũ Anh Pháp, Nguyễn Lam Minh, Trần Thị Xuân Mai và Phạm Văn Mịch, 2018. Nhận diện và đánh giá tính chống chịu mặn của các giống lúa mùa dựa trên dấu phân tử SSR (Simple Sequence Repeats). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6B): 82-89.
Trần Hữu Phúc, Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, 2013. CẢI THIỆN GIỐNG LÚA MTL (MIỀN TÂY LÚA) SIÊU NGẮN NGÀY (80-85 NGÀY). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 117-124
Trần Hữu Phúc, Võ Công Thành, Nguyễn Thành Tâm, 2012. THANH LỌC HAI GIỐNG LÚA MÙA CHỦ LỰC MỘT BỤI LÙN (ORYZA SATIVA) VÀ CHÍN TÈO (ORYZA SATIVA) CỦA CÁC TỈNH BẠC LIÊU, KIÊN GIANG VÀ CÀ MAU BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE PROTEIN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 26-36
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên