Nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều tổ chức nông dân như Tổ hợp tác (THT) và Hợp tác xã (HTX) kiểu mới được ra đời hay được củng cố từ các HTX trước đây. Để đánh giá tác động của các THT/HTX lên lợi nhuận của thành viên so với nông hộ sản xuất riêng lẽ, nghiên cứu này được thực hiện. Nghiên cứu này dựa trên phỏng vấn trực tiếp 470 hộ sản xuất lúa gồm 240 hộ trong 5 HTX/THT và 230 hộ cá thể trên cùng vùng sinh thái. Lợi nhuận trung bình trên 1 ha trồng lúa của 2 mùa vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017 – 18 là chỉ số được đánh giá. Phương pháp so sánh điểm xu hướng (Propensity score matching – PSM) được ứng dụng để đánh giá tác động. Kết quả cho thấy rằng nông hộ thành viên HTX/THT có lợi nhuận trung bình cao hơn so với hộ cá thể từ 1,32 triệu đồng.ha-1.vụ-1 đến 1,72 triệu.ha-1.vụ-1. Một số hàm ý chính sách từ nghiên cứu này là nhờ có HTX/THT mà các nông hộ thành viên được tổ chức sản xuất đồng bộ hơn từ việc áp dụng giống lúa chất lượng cao, kỹ thuật sản xuất, tiếp cận gần hơn với việc chuẩn hóa sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, đồng thời dễ liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ lúa gạo với giá cả tốt hơn.
Từ khóa: ĐBSCL, hợp tác xã, lợi nhuận, PSM, sản xuất lúa.
Trích dẫn: Lê Cảnh Dũng, Võ Văn Tuấn và Phạm Thị Nguyên, 2016. Tăng lợi nhuận thông qua giảm đầu tư trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43c: 1-9.
Lê Cảnh Dũng, 2014. TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TỪ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ KHU VỰC ĐÊ BAO HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 19-25
Lê Cảnh Dũng, Nantana Gajaseni, Christophe Le Page, Chu Thái Hoành, 2010. TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐA TÁC NHÂN Ở TỈNH BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 255-264
Lê Cảnh Dũng, Nguyễn Hồng Tín, Nguyễn Công Toàn, Nguyễn Văn Nhiều Em, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, 2011. ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẤP NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 18a: 277-286
Lê Cảnh Dũng, Nguyễn Văn Sánh, Võ Văn Tuấn, , 2011. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20a: 28-38
Trích dẫn: Lê Cảnh Dũng và Trần Thị Thân, 2020. Hiệu quả đầu tư vườn thanh long ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6D): 280-288.
Lê Cảnh Dũng, 2010. TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUY MÔ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 293-302
Lê Cảnh Dũng, 2012. TÁC ĐỘNG CỦA TRỒNG LÚA ĐẾN NUÔI TÔM TỪ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG LÚA ? TÔM VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 69-77
Trích dẫn: Lê Cảnh Dũng, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thoa và Nguyễn Văn Sánh, 2019. Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5D): 73-81.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên