Thông tin chung: Ngày nhận: 24/07/2015 Ngày chấp nhận: 25/02/2016 Title: Salinisation of soil and water on agricultural and aquacultural systems in Bình Dai district, Ben Tre province Từ khóa: Độ mặn, SAR, ESP, lúa-tôm, lúa xen tôm càng xanh Keywords: Salinity, SAR, ESP, rice- shrimp, rice integration with fresh water prawn | ABSTRACT The study was conducted to investigate salinisation of soil and water in Binh Đai district, Ben Tre province by determining pH, EC, SAR and ESP in canal water and soil saturation extract at three agricultural and aquacultural models which are (1) rice-water melon-water melon in zone 1 with salinity < 4‰, (2) rice integration with fresh water prawn (Macrobrachium rosenbergii) in rainy season – marine shrimp (Penaeus monodon) in dry season and (3) rice in rainy season – marine shrimp in dry season in zone 4 with salinity >10 ‰. Results showed that in zone 1, at the end of the dry season, salinity of cannal water increased up to 4‰, SAR was 3,68-6,21; but soil salinity was low. At zone 4 on the two models, soil and water salinity, SAR and ESP were low during the rice crop. In the dry season during shrimp cultivation, salinity was high (5,59- 16,06‰), SAR was 8,8-49,2, ESP was 11,7-42,5 in cannal water; soil salinity was high (5,47-9,34), SAR was 13,9-25,0, ESP was 17,28-27,31 in soil saturation extract; hence, soil was at sodificated level. The results also showed that soil was at sodificated level in the dry season, but soil salinity can be leached in the rainy season for rice cultivation. However, due to climate change, saline water may intrude early and largely into land and, soil may be at risk of sodification. Therefore, care should be taken in selecting the farming system. TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát sự mặn hóa trong đất và nước kênh ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre qua khảo sát pH, EC, chỉ số SAR, và ESP trong nước kênh và dung dịch đất trích bão hòa trên các mô hình lúa – dưa hấu- dưa hấu ở tiểu vùng 1 có độ mặn < 4‰, mô hình lúa xen tôm càng xanh mùa mưa – tôm sú mùa khô và mô hình lúa mùa mưa – tôm sú mùa khô ở tiểu vùng 4 ven biển có độ mặn cao >10‰. Kết quả cho thấy ở tiểu vùng 1 vào cuối mùa khô, độ mặn nước kênh tăng cao 4‰, SAR đạt 3,68-6,21, độ mặn trong đất thấp. Ở tiểu vùng 4 trên cả 2 mô hình canh tác, độ mặn, SAR, và ESP đạt thấp trong vụ lúa. Trong vụ nuôi tôm, độ mặn nước kênh tăng cao (5,59- 16,06‰), SAR đạt 8,8-49,2, ESP đạt 11,7-42,5, độ mặn trong đất cao (5,47-9,34mS/cm)), SAR đạt 13,9-25,0, ESP đạt 17,28-27,31, đất bị sodic hóa. Kết quả này cho thấy đất đạt mức độ sodic trong mùa khô, nhưng có thể được rửa mặn trong mùa mưa khi canh tác lúa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mặn có thể xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng dẫn đến nguy cơ gây sodic hóa, nên cần được quan tâm khi áp dụng các mô hình canh tác. |