Nghiên cứu nhằm định tiềm năng và phân bố độ phì nhiêu đất, xác định các trở ngại của đất trồng lúa từ đó đề xuất các khuyến cáo cho đất canh tác lúa tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn tỉnh đã xác định được 12 loại đồ cho canh tác lúa (CCC, LLC, LCC, CCCf-, OOCf-, LSkeoS, LkeoRkeoR, SkeoSkeoS, LCioC, La-pLa-Cc-, La-pLa-fC, Ca-pCa-Cc-) với các trở ngại như khả năng bị xói mòn do nước (LC), khả năng cung cấp chất khoáng thấp (k), khả năng giữ chất dinh dưỡng thấp (e), cacbon hữu cơ thấp (o), đất chua ít (a-), thiếu lân (p), khả năng cố định lân cao (i), phèn tiềm tàng, khả năng phóng thích Fe2+, Al3+ (f, f-), phèn hoạt động khả năng ngộ độc Fe2+, Al3+ (c-). Đồng thời đề xuất các khuyến cáo sử dụng đất nhằm cải thiện độ phì nhiêu đất lúa giúp cho các nhà quản lý những thông tin, giải pháp trong xây dựng các định hướng quy hoạch sử dụng đất hiệu quả và làm cơ sở cho việc khuyến cáo người nông dân cải thiện đặc tính độ phì đất, nâng cao năng suất trong sử dụng đất trồng lúa.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Phương Đài, Võ Quang Minh và Lê Văn Khoa, 2017. Đánh giá tiềm năng suy giảm độ phì nhiêu đất tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 11-17.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên