Việc sử dụng phân bón vi sinh đang được quan tâm vì phân bón vi sinh không những giúp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng nông sản mà còn thân thiện với môi trường, đặc biệt là trong điều kiện hạn mặn. Trong nghiên cứu này, 116 dòng vi khuẩn chịu mặn được phân lập trên môi trường Burk có bổ sung muối 10‰. Tất cả 116 dòng vi khuẩn đều có khả năng tổng hợp ammonium ( ) và tổng hợp Indole Acetic Acid (IAA). Trong đó 2 dòng PL2 và PL9 vừa có khả năng cố định đạm vừa có khả năng tổng hợp IAA cao: PL2 tổng hợp đạt 3,73 µg/mL, IAA đạt 45,31 µg/mL; Dòng PL9 tổng hợp đạt 2,71 µg/mL, IAA đạt 46,46 µg/mL. Hai dòng vi khuẩn được nhận diện bằng phương pháp so sánh trình tự vùng gen 16S rDNA, kết quả dòng PL2 được xác định tương đồng dòng Bacillus megaterium và dòng PL9 được xác định tương đồng dòng Bukholderia cenocepacia.
Trích dẫn: Nguyễn Anh Huy và Nguyễn Hữu Hiệp, 2019. Hiệu quả của vi khuẩn chịu mặn Burkholderia sp. PL9 và Acinetobacter sp. GH1-1 lên sinh trưởng và năng suất lúa LP5 trồng trên nền đất nhiễm mặn mô hình lúa-tôm ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 24-30.
Trích dẫn: Nguyễn Anh Huy và Nguyễn Hữu Hiệp, 2018. Phân lập và nhận diện các dòng vi khuẩn chịu mặn có khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA từ đất sản xuất lúa - tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1B): 7-12.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên