Nghiên cứu trình bày kết quả mô phỏng các đặc tính của cảm biến quang học sử dụng lăng kính dựa trên hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt với lớp phủ kim loại Ag và bước sóng ánh sáng 1064 nm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm biến sử dụng lớp Ag với độ dày 60 nm sẽ cho độ chính xác của phép đo cao hơn 14 lần và độ xuyên sâu (789,6 nm) cao hơn 3,5 lần so với cảm biến sử dụng ánh sáng 633 nm. Độ nhạy của cảm biến này có kết quả đạt được là 93,40/RIU, khá cao cho cảm biến sử dụng một lớp kim loại và thấp hơn 1,5 lần so với cảm biến sử dụng bước sóng 633 nm. Việc tăng cường độ chính xác và độ xuyên sâu của cảm biến sử dụng bước sóng 1064 nm đã mở ra tiềm năng ứng dụng lớn của cảm biến này trong lĩnh vực chẩn đoán sớm, dùng để đo các thực thể có kích thước lớn như vi khuẩn (1-20 µm) trong lĩnh vực y sinh.
Trích dẫn: Nguyễn Tấn Tài, 2017. Mô phỏng độ nhạy của cảm biến quang học sử dụng đồng tạo hiệu ứng cộng hưởng bề mặt trên lăng kính để ứng dụng trong chẩn đoán bệnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 53a: 13-18.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên